Tiêu hóa hôm nay

Cùng điều trị vi trùng HP, vì sao toa Thuốc lại khác nhau BS ơi?

Cơ địa nhạy cảm với Thuốc cũng là một yếu tố để BS quyết định phác đồ, bên cạnh đó bệnh gan hay bệnh thận kèm theo cũng sẽ ảnh hưởng quyết định dùng Thuốc của bác sĩ.
Kính chào BS Lưu Phương,
Tôi rất hay đọc các câu tư vấn của BS. Đặc biệt thích đọc các buổi GLTT bác sĩ tư vấn rất rõ ràng và dễ hiểu. Hôm nào có BS giao lưu tôi chuyển online xem trực tiếp, qua đó học được rất nhiều kiến thức bổ ích.

Thưa BS, hôm nay tôi muốn nhờ BS giải thích vài điều:

Cả nhà tôi bị đau dạ dày, kiểm tra có vi trùng hp. BS cho uống Thuốc nhưng vì sao 3 người, 3 toa Thuốc khác nhau? Do mức độ nặng nhẹ hay do tuổi tác?

Sau khi điều trị 1/2 tháng Thuốc, BS lại cho tiếp uống nửa tháng Thuốc gói dạng dung dịch. Nếu ngại uống có thể bỏ qua nửa tháng uống sau này không, thưa BS? Có giảm tác dụng điều trị hay ảnh hưởng gì không?

Vì sao phải uống thêm các gói này, để dưỡng bao tử hay sao ạ? Vì chúng tôi không có đau có cần uống không? HP rất hay lây qua lây lại. Phải đi ăn tiệc tùng, chúng tôi phải làm sao để không tái lây nhiễm?

Con trai tôi 26kg, 7 tuổi có trị dạ dày HP được chưa BS? Chân thành cảm ơn bác sĩ và kính chúc sức khỏe BS Lưu Phương.

Chào bạn,

1 - Trước hết tôi không rõ 3 người nhà bạn đi kiểm tra vi trùng bằng cách nào, nội soi, xét nghiệm phân hay xét nghiệm máu và có đánh giá tình trạng bệnh lý trong dạ dày mức độ nặng hay nhẹ?

Về cơ bản Thuốc kháng sinh sẽ có nhiều phác đồ để lựa chọn đầu tiên.

Bạn thấy Thuốc khác nhau có thể là do cơ địa mỗi người khác nhau, ví dụ như bạn hay bị cảm sốt thường dùng nhiều Thuốc kháng sinh trị viêm họng, em gái bạn lại thường bị nhiễm trùng tiểu chẳng hạn thì cách lựa chọn phác đồ cũng khác nhau. Ngoài ra, cơ địa nhạy cảm với Thuốc cũng là một yếu tố để BS quyết định phác đồ, bên cạnh đó bệnh gan hay bệnh thận kèm theo cũng sẽ ảnh hưởng quyết định dùng Thuốc của bác sĩ.

Tình trạng nhiễm lần đầu hay tái phát cũng ảnh hưởng đến Thuốc dùng. Tuổi cao cũng là một yếu tố cần xem xét. Hơn nữa, tình trạng bệnh dạ dày kèm theo sẽ ảnh hưởng quyết định dùng Thuốc hỗ trợ kèm theo Thuốc kháng sinh.

2 - Thuốc gói dạng dung dịch mà bác sĩ cho bạn dùng không những có tác dụng giảm triệu chứng đau dạ dày mà còn có tác dụng giúp hỗ trợ cho dạ dày không bị kích ứng mau lành vết thương chứ không ảnh hưởng đến diệt vi trùng.

3 - HP lay lan qua đường ăn uống nhưng bình thường ở môi trường bên ngoài cơ thể chúng ta không thuận lới, chúng ở dạng không hoạt động, ngủ yên nên cần có số lượng lớn mới lây nhiễm vào cơ thể chúng ta. Do đó bạn và gia đình cần sinh hoạt đúng nguyên tắc "Luôn luôn ăn chín - uống sôi - rửa sạch" là có thể ngừa được vi trùng hp cũng như các bệnh về giun sán hay các bệnh tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm.

4 - Bé < 15 tuổi nếu không đau bụng, không rối loạn tiêu hó, sinh hoạt ăn uống bình thường mà chỉ tình cờ xét nghiệm máu thấy có kháng thể vi trùng hp thì chưa cần điều trị.

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cung-dieu-tri-vi-trung-hp-vi-sao-toa-thuoc-lai-khac-nhau-bs-oi-1532.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Vi trùng có thể nhân lên dễ dàng. Các dụng cụ làm sạch, chẳng hạn như các loại khăn hoặc giẻ lau sàn, luôn có mầm bệnh và chúng sẽ lây lan vi trùng qua các bề mặt khác
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY