Tin y tế hôm nay

Tin y tế

“Canh bạc” trị giá 450 triệu USD để tạo ra hàng triệu liều vắc xin COVID-19 của “trùm” vắc xin thế giới

Nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới là Viện Serum Ấn Độ đang phải “đánh cược” hàng trăm triệu USD cho việc sản xuất hàng loạt vắc-xin COVID-19 chưa được chứng minh, kiểm định.

Viện Serum Ấn Độ - nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới, đang tiến hành sản xuất hàng trăm triệu liều vắc-xin COVID-19 từ mẫu vắc-xin thử nghiệm chưa hoàn thành kiểm định của Đại học Oxford, Anh.

Hồi tháng 4, công ty này đã tuyên bố sẽ sản xuất vắc-xin COVID-19 hàng loạt, với số lượng khủng, bất chấp những thử nghiệm lâm sàng vắc-xin giai đoạn nghiên cứu vẫn chưa cho kết quả chính thức.

Giám đốc điều hành Viện Serum Ấn Độ, tỷ phú Adar Poonawalla cho biết nhiều vị thủ tướng, nguyên thủ, bộ trưởng Y tế các nước (không chia sẻ cụ thể) và những người bạn của ông đã gọi điện để xin mua đợt vắc-xin COVID-19 đầu tiên được sản xuất.

CEO Serum Institute, tỷ phú Adar Poonawalla. Ảnh: Atul Loke/The New York Times

Hiện vẫn chưa rõ số lượng liều vắc-xin COVID-19 do công ty này sẽ được giữa lại dùng tại Ấn Độ hay ai sẽ tài trợ cho việc sản xuất. Ông Poonawalla sẽ chịu nhiều áp lực đan xen trong việc phân phối vắc-xin như về chính trị, tài chính, yếu tố trong nước và ngoài nước.

Ấn Độ đang phải oằn mình chiến đấu với dịch COVID-19 với dân số hơn 1,3 tỷ người cần tiêm vắc-xin. Thủ tướng Narendra Modi, một lãnh đạo đặt nặng tinh thần dân tộc, đã ngăn chặn việc xuất khẩu loại Thu*c được cho là giúp chữa dịch bệnh này.

Tỷ phú 39 tuổi Adar Poonawalla cho biết ông sẽ chia đôi số lượng hàng trăm triệu liều vắc-xin COVID-19 mà công ty ông sản xuất được để cung cấp tại Ấn Độ và những nơi khác trên thế giới, với tập trung là các nước nghèo. Và chính phủ của ông Modi đã không phản đối kế hoạch của ông Poonawalla.

"Chính phủ vẫn có thể huy động lượng vắc-xin trong tình huống khẩn cấp hoặc nếu họ muốn", ông cho biết thêm.

Vắc-xin do Oxford phát triển chỉ là một trong một những ứng viên vắc-xin COVID-19 đầy triển vọng sẽ sớm được sản xuất hàng loạt tại các nhà máy trên thế giới trước khi được chứng minh, kiểm định thực sự có hiệu quả. Vắc xin cần một khoảng thời gian để hoàn thiện và sản xuất.

Giải pháp được các nhà sản xuất đưa ra là tiến hành đồng thời hai quy trình này và bắt đầu sản xuất từ khi vắc-xin vẫn còn đang trong quá trình thử nghiệm để ngay khi thử nghiệm hoàn thành (nhanh nhất trong vòng sáu tháng tới) sẽ có sẵn để sử dụng.

Chính phủ Mỹ và châu Âu đã cam kết chi hàng tỷ đô la cho các thỏa thuận với những "ông lớn" ngành dược phẩm như Johnson & Johnson, Pfizer, Sanofi và AstraZeneca, nhằm tăng tốc độ phát triển và sản xuất các ứng viên vắc-xin, để sẵn sàng cho sản lượng hàng trăm triệu liều.

Quá trình sản xuất vắc-xin COVID-19 hàng loạt tại Viện Serum Ấn Độ. Ảnh: Atul Loke/The New York Times

Công ty dược AstraZeneca là đối tác chính của các nhà khoa học tại Đại học Oxford, đã ký hợp đồng với chính phủ Mỹ, các nước châu Âu và các thị trường khác, với tổng trị giá hơn 1 tỷ đô la để đầu tư sản xuất vắc-xin. Nhưng khác với những nhà sản xuất khác trên thế giới, Viện Serum Ấn Độ đang phải tự mình gánh toàn bộ chi phí sản xuất, theo CEO Poonawalla cho biết.

Ông Poonawalla cho biết phía Đại học Oxford đã chắc chắn từ "70 đến 80 phần trăm" vắc-xin sẽ có hiệu quả phòng ngừa dịch bệnh. Nhưng mọi chuyện không thể nói trước được điều gì!

Hơn 50 năm trước, xuất phát điểm của Viện Serum là từ một nhà kho trên trang trại ngựa thuần chủng của gia đình.

Người anh cả Poonawalla nhận ra rằng thay vì tặng ngựa cho phòng thí nghiệm vắc-xin cần huyết thanh ngựa – sản xuất vắc-xin bằng cách tiêm cho ngựa một lượng nhỏ chất độc và sau đó chiết xuất huyết thanh giàu kháng thể, Poonawalla tin mình có thể xử lý huyết thanh và tự sản xuất được vắc-xin.

Ông bắt đầu sản xuất vắc-xin uốn ván vào năm 1967. Sau đó là Thu*c giải độc rắn cắn, rồi Thu*c tiêm ngừa bệnh lao, viêm gan, bại liệt và cúm. Từ trang trại của mình ở thị trấn Pune màu mỡ và dễ chịu, ông Poonawalla đã xây dựng một đế chế vắc-xin và một gia tài đáng kinh ngạc.

Tận dụng sự kết hợp giữa lao động giá rẻ của Ấn Độ và công nghệ tiên tiến, Viện Serum đã giành được hợp đồng từ Unicef (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc), Tổ chức Y tế Pan American và nhiều quốc gia, mà đa số là nước nghèo, để cung cấp vắc-xin giá rẻ. Gia đình Poonawallas hiện là một trong những gia đình giàu nhất Ấn Độ, với trị giá tài sản hơn 5 tỷ USD.

Bên trong cơ sở sản xuất vắc-xin COVID-19 ứng tuyển, các nhà khoa học theo dõi các dấu hiệu của lò phản ứng sinh học, các thùng thép không gỉ khổng lồ. Khách tham quan không được phép vào bên trong nhưng có thể nhìn qua kính hai lớp.

"Những tế bào này rất mỏng manh", theo ông Santosh Narwade, một nhà khoa học tại Serum cho biết. "Chúng tôi phải chăm sóc chúng với nồng độ oxy và tốc độ trộn hoặc không các tế bào sẽ bị vỡ."

"Tất cả chúng tôi đều cảm thấy như mình đang tạo ra giải pháp cho fđất nước và thế giới", ông nói.

Kết quả thử nghiệm ban đầu của vắc-xin do Oxford phát triển cho thấy nó kích hoạt nồng độ kháng thể tương tự như ở các bệnh nhân mắc COVID-19 đã hồi phục. Serum đã sản xuất hàng triệu liều vắc-xin này để nghiên cứu và phát triển, bao gồm các lô lớn cho các thử nghiệm đang diễn ra. Khi các thử nghiệm kết thúc, dự kiến ​​vào khoảng tháng 11, Serum có kế hoạch dự trữ 300 triệu liều cho mục đích thương mại.

Ảnh: Atul Loke/The New York Times

Nhưng ngay cả khi vắc-xin này không khả thi, Viện Serum vẫn còn "kế hoạch B". Công ty này đã hợp tác với các nhà sản xuất vắc-xin khác, ở giai đoạn phát triển trước đó, để sản xuất bốn loại vắc-xin COVID-19 khác, mặc dù những loại này chưa được sản xuất hàng loạt.

Và nếu tất cả những dự trù đều thất bại, tỷ phú Poonawalla cho biết ông có thể nhanh chóng điều chỉnh dây chuyền của mình để sản xuất bất cứ ứng viên vắc-xin COVID-19 nào có hiệu quả, bất kể nó đến từ đâu. "Rất ít người có thể sản xuất nó với chi phí, quy mô và tốc độ này", ông nói.

Serum có thể tạo ra 1 tỷ liều vắc-xin COVID-19 của Đại học Oxford cho Ấn Độ và các nước thu nhập thấp và trung bình trong đại dịch với khoản tiền mua không vượt quá chi phí sản xuất.

    Cách đơn giản để xác định có bị mỡ máu hay không: Đừng bỏ qua mà nguy hiểm tính mạng

Sau khi đại dịch qua đi, ông Poonawalla hy vọng rằng ông sẽ có thể bán vắc-xin vì mục đích lợi nhuận, nhưng quan ngại lớn nhất của ông hiện nay là về nguồn tiền của mình. Ông ước tính đang chi khoảng 450 triệu đô la để sản xuất hàng loạt vắc-xin từ Đại học Oxford.

Nhiều chi phí của vị tỷ phú này có thể không thu hồi lại được, như chi phí cho các lọ chứa vắc-xin và các hóa chất được sử dụng trong quy trình. Ông đang suy nghĩ về kêu gọi hỗ trợ tài chính từ các quỹ.

Trái ngược với các thỏa thuận được thực hiện trong dự án Warp Speed ​​của Tổng thống Trump và các thỏa thuận tương tự ở châu Âu.

Trong cuộc tranh giành hàng trăm triệu liều vắc-xin COVID-19 cho người dân, các nước giàu hơn đã chi tiền hoặc cam kết trả cho các công ty dược phẩm để bù đắp rủi ro cho việc sản xuất hàng loạt một ứng viên vắc-xin không có hiệu quả và cuối cùng bị vứt bỏ.

Đó là "Chủ nghĩa dân tộc trong chiếm hữu vắc-xin", theo Tiến sĩ Olivier Wouters, Giáo sư chính sách Y tế tại Trường Kinh tế Luân Đôn cho biết. "Các quốc gia giàu có đang đứng trước hàng đợi và các nước nghèo có nguy cơ bị bỏ lại phía sau."

Các nhà phân tích cho biết có khả năng Serum cuối cùng sẽ nhận được sự giúp đỡ tài chính từ Quỹ Bill & Melinda Gates, nơi hỗ trợ các chương trình tiêm chủng toàn cầu hoặc có thể là chính phủ Ấn Độ. Hiện cả hai tổ chức này đều từ chối bình luận. Dù bằng cách nào, ông Poonawalla nói rằng ông cảm thấy có nghĩa vụ phải chấp nhận rủi ro này. "Chúng tôi chỉ cảm thấy rằng đây là thời điểm của chúng tôi", ông nói.

Nguồn: NYT

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/canh-bac-tri-gia-450-trieu-usd-de-tao-ra-hang-trieu-lieu-vac-xin-covid-19-cua-trum-vac-xin-the-gioi-20200802154228446.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY