Kinh tế xã hội hôm nay

Cảnh báo bão dồn dập, hướng di chuyển phức tạp trong các tháng cuối năm 2022

(PetroTimes) - Từ nay đến hết năm 2022, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 10-12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng từ 4-6 cơn.
Trung tâm Khí tượng thủy văn khuyến nghị đề phòng xảy ra bão có hướng di chuyển phức tạp, dồn dập trong các tháng cuối năm 2022 (ảnh minh họa)

Sáng 16/6, trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (tổng cục khí tượng thủy văn) tổ chức hội thảo phối hợp hướng dẫn khai thác thông tin khí tượng thuỷ văn và cập nhật nhận định diễn biến thiên tai năm 2022.

Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Hoàng Phúc Lâm dự báo hiện tượng ENSO có khả năng tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina từ nay đến hết năm 2022 với xác suất 55-65%. Theo đó, từ nay đến hết năm 2022, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 10-12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới.

Trong đó, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng từ 4-6 cơn và ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ (trung bình nhiều năm một năm khoảng từ 12-14 cơn, ảnh hưởng trực tiếp khoảng từ 5-7 cơn). theo phó giám đốc trung tâm, cần đề phòng xảy ra bão có hướng di chuyển phức tạp, dồn dập trong các tháng cuối năm 2022.

Thông tin về tình hình mưa lũ, ông Hoàng Phúc Lâm cho biết, trong các tháng mùa mưa (từ tháng 7-9), lượng mưa tại Bắc Bộ có khả năng ở mức xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm. Trái lại, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 7-9/2022, lượng mưa có xu hướng thiếu hụt so với trung bình nhiều năm. Từ khoảng tháng 10-11, khu vực ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên dự báo lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm. Cảnh báo nguy cơ cao xảy ra mưa lớn dồn dập và cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc.

Mùa mưa lũ năm 2022 tại Bắc Bộ xuất hiện sớm hơn năm 2021, mực nước đỉnh lũ trên các sông suối thuộc lưu vực sông khu vực sông Hồng phổ biến ở mức báo động 1-báo động 2, cao hơn năm 2021. Đỉnh lũ năm đến các hồ chứa trên lưu vực sông Đà, sông Gâm và sông Chảy phổ biến ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, cao hơn năm 2021. Đỉnh lũ năm trên các lưu vực sông có khả năng xuất hiện đúng thời kỳ trung bình nhiều năm vào cuối tháng 7 đến giữa tháng 8.

Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, trong tháng 7, 8, ở thượng nguồn các sông khu vực Bắc Trung Bộ, Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên xuất hiện 1-2 đợt lũ, đỉnh lũ trên một số sông suối có khả năng lên trên báo động 2; mực nước các sông khác ở Trung Bộ có dao động. Từ tháng 9 đến tháng 12, trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên có khả năng xuất hiện 2-3 đợt lũ lớn.

Khu vực Nam Bộ, từ tháng 7-11, là thời kỳ mùa lũ trên sông Mê Công và đầu nguồn sông Cửu Long. Đỉnh lũ năm 2022, tại đầu nguồn sông Cửu Long ở mức báo động 1 và trên báo động 1, đỉnh lũ năm khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 10, thấp hơn đỉnh lũ trung bình nhiều năm từ 0,2-0,4m.

Ngoài ra, trong tháng 10 đến tháng 12, tại khu vực Nam Bộ sẽ xuất hiện 6 đợt triều cường: Đợt 1 từ ngày 8-11/10, đợt 2 từ ngày 26-31/10, đợt 3 từ ngày 6-12/11, đợt 4 từ ngày 23-29/11, đợt 5 từ ngày 7-11/12 và đợt 6 từ ngày 21-29/12. Riêng 3 đợt triều cường vào những ngày cuối tháng 10, 11 và 12 (Đợt 2, 4 và 6) độ cao mực nước tại trạm hải văn Vũng Tàu vượt ngưỡng 4 m, nguy cơ ngập lụt cao tại những khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông nếu thời gian triều cường trùng với kỳ gió chướng có cường độ mạnh.

Tại ven biển Tây Nam Bộ, khoảng tháng 8-10, cần đề phòng mực nước biển dâng cao bất thường gây sạt lở đê biển trong thời gian xuất hiện triều cường kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh (xác suất 70%).

Về nắng nóng, đề phòng trong tháng 7 có thể xuất hiện giá trị cực đoan liên quan đến nhiệt độ ở khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ. Dự báo xác suất 70-80% khả năng xuất hiện nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày trên 37 độ C. Nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng không gay gắt, không kéo dài như năm 2021.

Không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm và nền nhiệt các tháng đầu mùa Đông ở các tỉnh miền Bắc có khả năng thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, từ tháng 7-9, nhiệt độ phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C. Tháng 10-12, nhiệt độ phổ biến xấp xỉ trung bình nhiều năm.

H.T

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/canh-bao-bao-don-dap-huong-di-chuyen-phuc-tap-trong-cac-thang-cuoi-nam-2022-655394.html)

Chủ đề liên quan:

bão lũ mưa bão thiên tai

Tin cùng nội dung

  • Song song cùng “cung đường biển” Trần Phú, bao bọc TP. Nha Trang (Khánh Hòa) còn có nhiều dãy núi trập trùng, nối tiếp nhau.
  • Trong mùa mưa bão, lũ, người dân phải đối diện với rất nhiều bệnh tật do ảnh hưởng môi trường sống do nước thải từ cống rãnh,
  • Trong mùa mưa bão, lũ, người dân phải đối diện với rất nhiều bệnh tật do ảnh hưởng môi trường sống bị ô nhiễm trầm trọng...
  • Trong mùa mưa bão, lũ, người dân phải đối diện với rất nhiều bệnh dịch và các T*i n*n rủi ro. Nếu chủ quan, không biết các kỹ năng phòng tránh thì nguy hiểm đến tính mạng.
  • Trong khi bão, lũ xảy ra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thủy sản ch*t bệnh,
  • Khoang cứu hộ thiên tai hay viên nang cứu hộ (The Survival Capsule), gọi tắt là TSC giúp con người trú ẩn khi có thảm họa xảy ra như động đất, bão lụt, sóng thần hay các sự cố nguy hiểm khác.
  • An toàn nhất là ở trong nhà khi trời mưa bão, khỏi lo thủy kích hay T*i n*n. Nhưng không phải ai, và lúc nào cũng tránh được việc ở ngoài đường khi mưa bão. Vậy hãy cùng Dân trí điểm qua một số lưu ý khi lái xe trong mùa mưa bão.
  • Mỗi khi có mưa bão thường xảy ra nhiều vụ T*i n*n điện giật do đứt dây điện, đổ cột điện, cháy nổ các thiết bị điện, nước ngập làm rò điện…
  • Chỉ cần bạn tuân thủ hướng dẫn của cán bộ địa phương, đừng quá lo lắng hay tự ý đi ra ngoài... thì sẽ vẫn có thể yên tâm khi chẳng may mắc kẹt giữa mưa bão.
  • Khi sơ cứu nạn nhân sạt lở đất, cần chú ý đến triệu chứng khó thở nặng, hô hấp đảo chiều, thiếu oxy phát triển
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY