Trong những ngày nắng nóng cao điểm vừa qua, tại nhiều khúc sông vùng hạ lưu Thủy điện Hòa Bình (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình), một bộ phận người dân trên địa bàn thành phố Hoà Bình và du khách bất chấp nguy hiểm, chủ quan xuống “tắm sông, giải nhiệt”.
Những khu vực được cảnh báo nguy hiểm, đã từng xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm, được cơ quan chức năng gắn biển “Khu vực cấm tắm” và lực lượng chức năng thường xuyên nhắc nhở, nhưng người dân vẫn xuống tắm.
Nhìn quang cảnh yên bình, nên thơ vậy, nhưng đây lại là khu vực xảy ra vụ đuối nước thương tâm của 8 học sinh tắm sông đầu mùa hè năm 2019. Cũng như nhiều năm qua luôn xảy ra những vụ đuối nước đau thương.
Đa phần những người lớn và trẻ nhỏ tắm, vui chơi khu vực bờ sông Đà đều ý thức việc mặc áo phao và cẩn trọng khi tắm sông.
Tuy nhiên một bộ phận lớn các lứa tuổi thanh niên, học sinh lại ra sông tắm không trang bị áo phao, rất chủ quan vui chơi, đùa giỡn, tung bóng trên sông nhiều giờ đồng hồ.
Lũ trẻ nhỏ được người lớn cho chơi, nghịch cát khu vực gần bờ thì tỏ ra rất thích thú, sảng khoái.
Thời điểm sáng sớm và đặc biệt là cuối giờ chiều tại những khúc sông thuộc tổ 7, phường Thịnh Lang hay đoạn khu vực bên trên suối Đúng (phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình), người dân tập trung đông kín như ở bãi biển.
Khu vực có biển báo và phao cảnh báo mực nước nguy hiểm nhưng nhiều người dân vẫn tập trung tắm đông.
Phương tiện của người tắm sông dựng ngổn ngang trên đê, không có người trông giữ, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.
Nhìn sông Đà chảy hiền hoà nhưng thực tế dòng nước chảy của sông Đà được đánh giá là ngày càng phức tạp với nhiều vùng nước xoáy, có điểm tạo thành lòng chảo nên kể cả người biết bơi, bơi giỏi vẫn khó thoát nạn khi rơi vào.
Vùng hạ lưu sông Đà gồm địa phận các phường, xã: Tân Thịnh, Thịnh Lang, Yên Mông, Thịnh Minh, Phương Lâm, Đồng Tiến, Trung Minh, đều thuộc vùng nước cấm để đảm bảo an toàn cho công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thuỷ điện Hoà Bình. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người dân vẫn đến khu vực này để tắm, bơi, câu cá, phớt lờ nhắc nhở của cơ quan chức năng.
Lực lượng chức năng đến nhắc nhở, một bộ phận người dân tỏ ra khó chịu, lên bờ đối phó rồi lại tiếp tục xuống tắm khi lực lượng chức năng đi khỏi.
Theo thống kê của phòng lđ-tb&xh tp hoà bình, trung bình mỗi năm có đến 5 hoặc 6 trường hợp bị đuối nước trên đoạn sông đà chảy qua địa bàn tp hòa bình. dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, nam sinh tên nguyễn đức t. (sn 2003, quê tỉnh vĩnh phúc, là sinh viên học viện công nghệ bưu chính viễn thông) lên tp hòa bình chơi, cùng bạn xuống tắm sông (tại khu vực tổ 9, phường đồng tiến) bị đuối nước. nam sinh t. may mắn được đội cứu hộ, công an, chính quyền địa phương và người dân địa phương kịp thời cứu sống, qua khỏi tình trạng nguy kịch sau khi được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh.
Được biết, ubnd tp hoà bình cũng đã ban hành văn bản về việc tăng cường phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023. bên cạnh các nội dung công tác ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, phòng cháy chữa cháy, công tác phòng, chống đuối nước được đặc biệt lưu ý.
Bên cạnh đó, để nâng cao nhận thức và tránh những nguy cơ đuối nước xảy ra, ubnd tp hòa bình chỉ đạo: tập trung tuyên truyền, vận động người dân không tự ý tắm, bơi tại khu vực hạ lưu sông đà. cắm biển cảnh báo tại các điểm có xoáy nước, nước sâu không đảm bảo an toàn. tăng cường thông tin truyền thông trên hệ thống phát thanh ở các tổ dân phố, xóm cho người dân hiểu và thấy được việc mất an toàn khi tự ý tắm, bơi lội trên sông. phòng gd&đt thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân về phòng, chống đuối nước trẻ em; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em đến từng trường học, lớp học; vận động gia đình thường xuyên quan tâm, trông giữ, giám sát, nhắc nhở trẻ em về nguy cơ tai nạn thương tích, đuối nước.