Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cảnh báo: Phát hiện nhiều Thuốc Tamiflu lậu tại Việt Nam

Cục Quản lý Dược vừa có văn bản gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường kiểm tra hoạt động của các cơ sở bán lẻ Thuốc (trên địa bàn quản lý) đối với việc bán Thuốc Tamiflu

Tin vui cho người trào ngược: Mới xuất hiện giải pháp đột phá!Tin tài trợ

Theo đó, cục Quản lý Dược nhận được phản ánh, kiến nghị của Văn phòng đại diện (VPĐD) công ty F. Hoffmann La Roche (FHLR) về việc phát hiện thấy Thuốc Tamiflu không có nhãn tiếng Việt lưu hành tại thị trường Việt Nam. Đồng thời VPĐD công ty FHLR cũng phản ánh những Thuốc Tamiflu đó không do nhà phân phối được ủy quyền của công ty F. Hoffmann - La Roche Ltd (là đơn vị sở hữu giấy phép lưu hành sản phẩm Tamiflu tại Việt Nam) nhập khẩu và phân phối.

Để đảm bảo việc sử dụng Thuốc Tamiflu chất lượng, an toàn, hiệu quả, cục Quản lý Dược đề nghị các Sở Y tế tăng cường kiểm tra hoạt động của các cơ sở bán lẻ Thuốc (trên địa bàn quản lý) đối với việc bán Thuốc Tamiflu, đặc biệt là nguồn gốc Thuốc, ghi nhãn Thuốc theo như phản ánh nêu trên của VPĐD công ty FHLR và xử lý các vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình kiểm tra, xử lý, nếu có vướng mắc đề nghị Sở Y tế có văn bản gửi về Cục Quản lý Dược đế phối hợp công tác.

Thực phẩm tốt cho gan, chống ung thư cực kỳ hiệu quả

Gan là cơ quan đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể. Bên cạnh việc tập thể dục thường xuyên, hạn chế bia rượu... việc lựa chọn những thức ăn có lợi để giữ gan khỏe, chống ung thư gan là vô cùng cần thiết.

Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế nghiên cứu tác động của 'khí cười' với sức khỏe

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn M* t*y, M*i d*m vừa có ý kiến chỉ đạo về việc tăng cường quản lý, kiểm soát khí N2O (khí cười).

Hơn 16.5000 người tiếp xúc gần và về từ vùng dịch đang cách ly theo dõi y tế

Hiện tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly là 16.525, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện là 162 người, cách ly tập trung tại cơ sở khác là 6.693 người; cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 9.670 người.

Những lần 'chạm mặt tử thần' của 2 ca mắc COVID-19 nặng ở Hà Nội

Bệnh nhân thứ nhất là bác gái bệnh nhân 17 từng 3 lần ngừng tuần hoàn, sốc tim, phải can thiệp ECMO do suy hô hấp nặng. Bệnh nhân thứ hai là cụ bà 88 tuổi trải qua khoảng 30 ngày thở máy, điều trị hồi sức tích cực. Ngoài bệnh nền là xuất huyết não, liệt cứng nửa người trái, bệnh nhân còn bị tăng huyết áp.

Sau khi chuyển viện, ca mắc COVID-19 nguy kịch hiện ra sao?

Cụ bà 88 tuổi quê Hưng Yên mắc COVID-19 rất nặng được chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai hiện tỉnh, tiếp xúc tốt, liệt nửa người trái do di chứng xuất huyết não, vẫn tiếp tục tập vận động tại giường. Cụ ăn được, không sốt, ho, không phù hay xuất huyết, phổi êm.

Bệnh viện Bạch Mai khám chữa bệnh bình thường trở lại từ 11/5

Sau hơn 1 tháng dừng tiếp nhận bệnh nhân do cách ly y tế và ổn định lại hoạt động, BV Bạch Mai sẽ chính thức khám chữa bệnh trở lại bình thường vào thứ hai 11/5.

Hòa Thuận

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/canh-bao-phat-hien-nhieu-thuoc-tamiflu-lau-tai-viet-nam-1656763.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Huế đã triển khai thành công việc chẩn đoán sàng lọc và điều trị ung thư dạ dày sớm qua nội soi với sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Nhật Bản.
  • Kỹ thuật nội soi mới giúp các bác sĩ phát hiện sớm chứng teo niêm mạc dạ dày gây khó tiêu, chán ăn. Trước đó bệnh hay bị nhầm với viêm dạ dày.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY