Khoa học hôm nay

Cánh của côn trùng từ đâu mà có?

MangYTe - Nhóm nghiên cứu đến từ Phòng thí nghiệm sinh vật học biển (MBL) đã có thể đưa ra lời giải thỏa mãn cho câu hỏi đánh đố các nhà sinh vật học trong một thế kỷ qua.

Cánh của côn trùng từ đâu mà có? - Ảnh 1.

Các nhà khoa học đã tìm ra lời giải cho câu hỏi: cánh của côn trùng từ đâu mà có? - ảnh: heather bruce

Theo scitechdaily, kết quả nghiên cứu vừa đăng trên tạp chí nature ecology & evolution. trước đây đã có nhiều giả thuyết đặt ra để cố gắng giải thích sự tiến hóa của cánh côn trùng, tuy nhiên không có thuyết nào thỏa mãn hoàn toàn.

Nhóm nghiên cứu khẳng định rằng cánh của côn trùng đã tiến hóa từ phần gốc chân của loài giáp xác tổ tiên.

300 triệu năm trước, loài giáp xác sống dưới đại dương này đã chuyển lên trên cạn, phần chân sát với thân của nó sáp nhập vào thành cơ thể trong giai đoạn phát triển phôi, có lẽ để giúp hỗ trợ cân nặng trên cạn của nó tốt hơn. phần chân này sau đó tiến về phía sau lưng của côn trùng rồi hình thành cánh.

Một trong những lý do khiến các nhà khoa học mất một thế kỷ để tìm ra lời giải này là vì mãi đến năm 2010 người ta mới biết côn trùng và giáp xác có liên quan mật thiết với nhau, dựa trên những tương đồng về gen.

"trước đó, dựa trên hình thái học, mọi người đã phân loại côn trùng nhóm động vật nhiều chân cùng với rết hay cuốn chiếu. nhưng nếu tìm kiếm nguồn gốc của cánh trên các động vật nhiều chân này sẽ không phát hiện được gì.

Vì lẽ đó, cánh côn trùng từng được cho là các cấu trúc mới không có liên quan đến tổ tiên của chúng, bởi vì các nhà nghiên cứu đã xác định sai tổ tiên của côn trùng", heather bruce, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết

"người ta đã rất phấn khích với ý tưởng cho rằng cánh côn trùng là một cách tân của tiến hóa. nhưng câu chuyện về so sánh gen cho thấy không có gì là mới cả, tất cả đều xuất phát từ đâu đó. và thực tế là ta có thể biết được là từ đâu", đồng tác giả nipam patel, giám đốc của mbl, chia sẻ.

LÊ CHUNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/canh-cua-con-trung-tu-dau-ma-co-20201203115046406.htm)

Tin cùng nội dung

  • Có lẽ đây là tình trạng xảy ra với rất nhiều người và cũng vô vàn lời thắc mắc tại sao. Liệu tình trạng này là bình thường hay bất thường, liệu có phải bạn đang mắc một căn bệnh hay một rối loạn nào đó? Hãy đọc những luận điểm sau đây và tự tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này!
  • Đầu tiên là không nên cố lấy con côn trùng ra vì nó sẽ chui sâu vào trong tai gây chấn thương màng nhĩ.
  • Tết đang đến gần, chị em thường bận rộn dọn dẹp, chăm sóc cây cảnh, cắm hoa, trang hoàng nhà cửa.
  • Côn trùng cắn để lại những vết thương nhỏ nhưng chúng có thể khiến bạn Tu vong nhanh chóng khi không xử lý kịp thời.
  • Mới đây, BVĐK tỉnh Bình Định tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Xuân Hồng (46 tuổi) bị côn trùng lạ bay vào tai trái. Tại đây, các bác sĩ đã nhanh chóng nội soi, gắp ra.
  • Nếu can thiệp đúng và sớm ngay sau khi bị côn trùng đốt sẽ hạn chế được những biến chứng xấu, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do nọc độc côn trùng gây ra.
  • Nhỏ oxy già hoặc nước ấm ngay sau khi bị côn trùng chui vào tai có thể giúp lấy được chúng ra khỏi tai.
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt, nó thay thế và tái tạo lại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tuổi tác... Nghiên cứu tế bào gốc đem lại hy vọng…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY