Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cảnh giác với những bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm

Do thời tiết nồm ẩm kéo dài trong thời gian qua, nên lượng bệnh nhi nhập viện do mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm phổi …tăng đột biến tại các bệnh viện.

Thời tiết nồm ẩm kéo dài khiến nhiều trẻ em mắc phải các bệnh về đường hô hấp

Độ ẩm không khí tăng cao không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn rất dễ gây bệnh, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương số lượng trẻ đến khám gia tăng đáng kể, chủ yếu là các bệnh về hô hấp, viêm phổi, phế quản…

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến trẻ nhập viện gia tăng, các bác sĩ cho biết, nguyên nhân chính là do thời tiết nồm ẩm khiến vi rút phát triển và gây bệnh cho trẻ. đặc biệt, những bệnh lý liên quan đến cơ địa dị ứng, các bệnh lý mãn tính như hen phế quản, mề đay... thêm tác nhân nấm mốc ở ngay trong nhà khiến cơn hen bùng phát.số lượng trẻ gia tăng không chỉ ở riêng bệnh viện nhi trung ương, nhiều khoa nhi ở các bệnh viện khác như: xanh – pôn, bạch mai …cũng trong tình trạng tương tự.

Bệnh dễ mắc nhất khi thời tiết nồm ẩm là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

Pgs.ts nguyễn tiến dũng, trưởng khoa nhi (bệnh viện bạch mai) cho biết, những ngày qua, số bệnh nhi tới khám tăng 15% so với ngày thường (180-200 trẻ/ban ngày, hơn 100 trẻ/ban đêm). trẻ đến khám tập trung nhiều ở nhóm bệnh viêm phổi, hen, nhiễm khuẩn hô hấp trên.

“Tuy số lượng trẻ đến khám có gia tăng, tuy nhiên số lượng bệnh nhi ở lại điều trị tại bệnh viện lại tăng không đáng kể. Chỉ những trường hợp nặng sẽ buộc phải nhập viện điều trị, còn những trường hợp nhẹ, trẻ không cần thiết phải nhập viện mà sẽ được bác sĩ hướng dẫn theo dõi, điều trị tại nhà”, PGS Dũng cho biết.

Theo pgs dũng, để phòng tránh bệnh cho trẻ trong thời tiết nồm ẩm như hiện nay, gia đình cần giữ cho trẻ không gian sống khô thoáng bằng cách sử dùng máy hút ẩm, điều hòa 2 chiều ở chế độ khô, tăng nhiệt độ trong phòng.

Với những vật dụng mà trẻ hay tiếp xúc cần giặt giũ thường xuyên, phơi phóng khô ráo. Đặc biệt cần chú ý tới những tủ sách lâu năm trong gia đình. Đã có rất nhiều trường hợp lên cơn hen cấp tính phải nhập viện, sau khi cho trẻ chơi, đọc những quyển sách đó khiến trẻ hít phải bụi, mốc từ sách và lên cơn hen.

Cần đóng kín cửa để hạn chế không khí ẩm vào nhà, không lau nhà bằng khăn ướt mà dùng các khăn cotton thấm hút nước tốt, Thay chăn ga thường xuyên để phòng ẩm, nấm mốc ở chăn ga có thể là dị nguyên gây bệnh cho trẻ.

Ban đêm trẻ hay ra mồ hôi, vì thế nên đặt vào lưng trẻ tấm khăn xô. Nếu sờ thấy lưng trẻ ướt thì lau lưng và rút khăn ướt ra, thay khăn khô vào để trẻ không bị mồ hôi làm nhiễm lạnh.

Vì các chứng bệnh đường hô hấp diễn tiến rất nhanh, do đó khi thấy trẻ ho, sốt, hắt hơi..., cần đưa đi khám sớm để tránh bệnh chuyển nặng. nên cho trẻ nghỉ học để chăm sóc ở nhà và tránh lây lan.

Theo Hoàng Minh/VietQ

Link bài gốc Lấy link

https://vietq.vn/canh-giac-voi-nhung-benh-de-mac-khi-thoi-tiet-nom-am-d55846.html?fbclid=IwAR1e3LNzkjILQlS7UQ-XypJaDw_xCFQRL09ZjWe51b42RQILoYYyx_7dMNQ

Theo Hoàng Minh/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/canh-giac-voi-nhung-benh-de-mac-khi-thoi-tiet-nom-am/20211031101531301)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Tiêu chảy là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây ra, được miêu tả trong phạm vi chứng tiết tả của Đông y.
  • Những thay đổi về thời tiết từ nóng sang lạnh và ngược lại; thay đổi hướng gió, gặp mưa... là cơ hội cho những bệnh dị ứng phát triển, đặc biệt là ở những người có cơ địa dị ứng.
  • Thời tiết đang chuyển mùa cộng với những biến đổi khắc nghiệt của khí hậu làm bệnh mề đay xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
  • Nhiễm khuẩn đường mật là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường dẫn mật trong gan hoặc ngoài gan.
  • Khi quan hệ chồng em vẫn dùng bao cao su, vậy tại sao em bị viêm nhiễm? Bệnh của em có nguy hiểm không và có thể chữa dứt điểm?
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá, thường do vi khuẩn gây ra trong quá trình cầm nắm, lưu trữ, bảo quản, chế biến.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu là viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên và có thể gặp ở từng đoạn hoặc toàn bộ đường tiết niệu.
  • Ở phụ nữ, nhiễm khuẩn niệu rất phổ biến. Vi khuẩn có thể từ trực tràng, ở *m đ*o, gây viêm nhiễm ngược dòng lên niệu đạo, bàng quang, bể thận.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY