Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cậu bé 4 tuổi bị rắn cắn khi đang thả diều

(MangYTe)- Sau khi bị rắn lục màu xanh lẫn trong bụi cỏ ven đồng cắn, bàn chân củabé chuyển sang màu xanh tím dần và sưng nề lên.

Sáng 22-3, các bác sĩ Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết vừa cấp cứu cho bệnh nhi QV (4 tuổi, ngụ Đồng Tháp) bị rắn lục cắn.

Cách đây vài ngày, bé V. đi thả diều thì bị trượt chân ngã vào bụi cỏ ven đồng thì bị một con rắn bất ngờ cắn vào bàn chân trái, vết cắn rỉ máu. Theo quan sát của người mẹ, con rắn có màu xanh lá cây ngụy trang trong đám cỏ.

Bé được người nhà đưa vào BV tuyến dưới và tiếp tục chuyển lên BV Nhi đồng Thành phố. Trên đường chuyển viện, bàn chân của bé chuyển sang màu xanh tím dần và sưng nề.


Bé trai 4 tuổi bị rắn lục tre cắn. Ảnh: BVCC

Tại đây, bé được đưa vào Khoa Hồi sức tích cực chống độc thăm khám, xét nghiệm và dùng huyết thanh kháng độc tố rắn lục tre. Các bác sĩ nhận định loại rắn cắn bệnh nhi là loại rắn lục tre, không phải loại rắn lục đuôi đỏ siêu độc. Sau khi truyền huyết thanh, chức năng gan thận và tình hình rối loạn đông máu của bệnh nhi ổn định dần.

Theo các bác sĩ, khi bị rắn cắn, cần bình tĩnh thực hiện theo 8 mẹo xử trí nhanh khi bị rắn cắn sau đây:

- Rửa vết thương, cởi bỏ tất cả đồ trang sức ở chi bị cắn tránh gây chèn ép khi chi sưng nề. Chú ý không để nạn nhân tự đi lại và bất động chi bị rắn cắn bằng nẹp.

- Không chích rạch tại vết thương, nặn hút máu tại vết cắn để loại trừ bớt nọc độc… Sau đó, cần đưa nạn nhân cần nhanh chóng tới bệnh viện để điều trị.

- Không nên buộc ga ro quá chặt mà chỉ băng ép.

- Chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

- Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, cần đưa đến bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu bởi huyết thanh kháng nọc rắn nên dùng sớm, tốt nhất trong 4 giờ đầu. Nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê hay yếu liệt nên đưa di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất. Có thể mang theo con rắn đã cắn bệnh nhân đến cơ sở y tế để y bác sĩ xác định Thu*c kháng nọc rắn phù hợp.

- Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định đó là rắn lành thì đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu sau 24 đến 48 giờ, việc điều trị hiệu quả rất kém hoặc không hiệu quả.

- Nếu nạn nhân bị liệt do nọc độc rắn xâm nhập thì khai thông đường hô hấp như hút đờm rãi, hô hấp nhân tạo…

- Tránh can thiệp vào vết rắn cắn vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng sự hấp thu nọc và dễ chảy máu thêm.

- Trong khi vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu, nên để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.

HOÀNG LAN

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/cau-be-4-tuoi-bi-ran-can-khi-dang-tha-dieu-973950.html)

Tin cùng nội dung

  • Bạch hoa xà thiệt thảo dân gian thường gọi là cây lưỡi rắn hoa trắng, thường mọc hoang ở bờ ruộng, sườn núi, hai bên đường đi.
  • Sau khi cắn người, con rắn thường chạy mất, nạn nhân không kịp nhận diện để biết là rắn lành hay rắn độc. Muốn phân biệt, nên nhìn vết cắn.
  • Gãy xương là một T*i n*n rất thường gặp trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Khi bị gãy xương sơ cứu ban đầu kịp thời và đúng cách sẽ giảm được 70% biến chứng do gãy xương.
  • Khi bị rắn cắn cần được cấp cứu kịp thời để tránh bị Tu vong.
  • Mọi người dân thường bị rắn cắn khi làm ruộng, đi đường hoặc đi vào rừng. Nhiều trường hợp bị rắn cắn vào tay khi đánh bắt cá; thò tay vào để bắt cua, bắt ếch; dỡ đống gạch
  • Sau 10 ngày tích cực điều trị bằng những phương Thu*c tốt nhất, bệnh nhi Vừ Mí Chá đã hoàn toàn khỏe mạnh trở về với gia đình. Trước đó, bệnh nhi bị rắn độc cắn gây rối loạn đông máu, khả năng Tu vong cao.
  • Nếu bị rắn độc cắn bệnh nhân cần được sơ cứu ngay trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.
  • Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vừa cho biết, 5 - 6 tuần gần đây liên tục tiếp nhận 20 ca nhập viện do bị rắn độc cắn.
  • “Thời gian vàng” khi bị rắn lục cắn là 6h. Tuyệt đối không được chích, rạch vết cắn để nặn máu; không đắp lá, chườm lạnh vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, máu chảy không đông.
  • Đường xâm nhập của nọc độc rắn theo con đường mạch bạch huyết (không phải mạch máu thông thường). Con đường di chuyển nọc độc này sẽ trở nên nhanh hơn và nhiều hơn khi cơ thể vận động.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY