Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cảnh báo liên tục ca bệnh bị rắn cực độc cắn phải nhập viện khẩn cấp

Trong 2 ngày vừa qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình đã cấp cứu 4 trường hợp bị rắn cắn, trong đó có 2 trường hợp nặng do bị rắn độc cắn, nguyên nhân đều do trong quá trình sinh hoạt hoặc lao động sản xuất vô tình đụng chạm phải rắn.

Mùa mưa đến, T*i n*n do rắn cắn thường xuất hiện nhiều hơn. Nếu không may bị rắn độc cắn, sức khoẻ và thậm chí tính mạng của con người sẽ bị đe doạ nếu không được cấp cứu kịp thời. Các loại rắn độc phổ biến ở Việt nam là rắn hổ (hổ mang bành, hổ mang chúa, cạp nong/cạp nia) và rắn lục.

Trong 2 ngày vừa qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình đã cấp cứu 4 trường hợp bị rắn cắn, trong đó có 2 trường hợp nặng do bị rắn độc cắn, nguyên nhân đều do trong quá trình sinh hoạt hoặc lao động sản xuất vô tình đụng chạm phải rắn.

Ca bệnh thứ nhất là nam giới, 28 tuổi, trong khi lấy củi ở vườn đã bị rắn hổ mang bành cắn vào ngón tay. Sau khi bị rắn cắn, mặc dù đau nhiều nhưng bệnh nhân vẫn đập ch*t và chụp lại hình ảnh con rắn.

Bệnh nhân bị rắn hổ mang bành cắn đang điều trị tại BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Ảnh; BS cung cấp

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, khó thở, đau nhiều vùng vết thương và có tình trạng phù nề, hoại tử vùng ngón tay do rắn cắn, được người nhà nhanh chóng đưa nhập viện.

Ca bệnh thứ 2 là nam giới, 38 tuổi, trong lúc kéo đường lưới điện, đã bị rắn lục ở trên cây cắn vào tay. Sau khi bị cắn, bệnh nhân đau, chảy máu nhiều vùng rắn cắn và cũng nhanh chóng được nhập viện.

Cả 2 bệnh nhân đã được điều trị tích cực, hiện tại đã qua cơn nguy kịch, đang được theo dõi sát toàn trạng. Bệnh nhân thứ 3 và thứ 4 cũng vô tình bị rắn cắn khi đi làm ruộng nhưng rất may đó chỉ là rắn nước (rắn lành).

Các trường hợp bị rắn độc cắn (rắn hổ, rắn lục), tuỳ mức độ bệnh mà chúng tôi sẽ theo dõi sát để điều trị chuyên sâu, như: sử dụng huyết thanh trung hoà độc tố, thở máy, lọc máu, kháng sinh…

Trong mấy năm trở lại đây, rất nhiều bệnh nhân bị rắn độc cắn, nhập Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình điều trị, trong đó có nhiều bệnh nhân phải thở máy, lọc máu… nhưng chưa có trường hợp nào T* vong.

Bs thăm khám trường hợp bệnh nhân bị rắn độc cắn đang điều trị tại bv đa khoa tỉnh hòa bình. ảnh: bs cung cấp

T*i n*n rắn cắn hay gặp vào mùa hè (mùa mưa) do rắn hay ra khỏi nơi trú ngụ để đi kiếm ăn, hoặc do chỗ ở của rắn bị ngập nước. Rắn có thói quen sinh sống ở nơi ẩm thấp, bụi rậm, dưới tán lá cây, bụi cỏ…

Khi bị rắn cắn: không để nạn nhân tự đi lại, rửa vết thương bằng nước sạch hoặc xà phòng, bất động chân tay bên bị bệnh, băng ép nhẹ vùng tổn thương, nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế có khả năng hồi sức tích cực.

Không chích rạch vết thương, không băng ép chặt (ga rô) đoạn chi bị rắn cắn. Cố gắng chụp lại hình ảnh của rắn hoặc nhớ hình dạng của rắn, cung cấp cho thầy Thu*c để nhanh chóng định danh được loại rắn.

Phòng ngừa rắn cắn: đi ủng, đi giày cao cổ, mặc quần dài khi đi vào vùng bùi rậm hoặc trong đêm tối. Không đến gần các nơi rắn hay cư trú như các đống gạch vụn, đống đổ nát, đống rác, nơi nuôi các động vật của gia đình. Khi phải đi qua bụi rậm, rừng cây, cần sử dụng que, gậy đánh động ở những nơi mình sắp đi qua để xua đuổi rắn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/canh-bao-lien-tuc-ca-benh-bi-ran-cuc-doc-can-phai-nhap-vien-khan-cap-20220428175025887.chn)

Tin cùng nội dung

  • Bạch hoa xà thiệt thảo dân gian thường gọi là cây lưỡi rắn hoa trắng, thường mọc hoang ở bờ ruộng, sườn núi, hai bên đường đi.
  • Sau khi cắn người, con rắn thường chạy mất, nạn nhân không kịp nhận diện để biết là rắn lành hay rắn độc. Muốn phân biệt, nên nhìn vết cắn.
  • Gãy xương là một T*i n*n rất thường gặp trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Khi bị gãy xương sơ cứu ban đầu kịp thời và đúng cách sẽ giảm được 70% biến chứng do gãy xương.
  • Khi bị rắn cắn cần được cấp cứu kịp thời để tránh bị Tu vong.
  • Mọi người dân thường bị rắn cắn khi làm ruộng, đi đường hoặc đi vào rừng. Nhiều trường hợp bị rắn cắn vào tay khi đánh bắt cá; thò tay vào để bắt cua, bắt ếch; dỡ đống gạch
  • Sau 10 ngày tích cực điều trị bằng những phương Thu*c tốt nhất, bệnh nhi Vừ Mí Chá đã hoàn toàn khỏe mạnh trở về với gia đình. Trước đó, bệnh nhi bị rắn độc cắn gây rối loạn đông máu, khả năng Tu vong cao.
  • Nếu bị rắn độc cắn bệnh nhân cần được sơ cứu ngay trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.
  • Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vừa cho biết, 5 - 6 tuần gần đây liên tục tiếp nhận 20 ca nhập viện do bị rắn độc cắn.
  • “Thời gian vàng” khi bị rắn lục cắn là 6h. Tuyệt đối không được chích, rạch vết cắn để nặn máu; không đắp lá, chườm lạnh vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, máu chảy không đông.
  • Đường xâm nhập của nọc độc rắn theo con đường mạch bạch huyết (không phải mạch máu thông thường). Con đường di chuyển nọc độc này sẽ trở nên nhanh hơn và nhiều hơn khi cơ thể vận động.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY