Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Mùa hè cần cảnh giác rắn độc cắn

Hiện nay T*i n*n do rắn độc cắn rất phổ biến, T*i n*n này thường tăng vào mùa hè khi rắn vào mùa sinh sôi, phát triển.

Sau gần một tháng được các y bác sĩ tại bệnh viện trung ương thái nguyên tận tình cứu chữa, nam bệnh nhân t.q.h (36 tuổi, trú tại xã phú xuyên, huyện đại từ ) bị rắn độc cắn đã qua cơn nguy kịch và trở lại với cuộc sống bình thường.

Theo lời kể của anh H, anh làm việc tại  địa bàn xã Thần Sa, huyện Võ Nhai. Đầu giờ tối trước khi nhập viện trong lúc đang đi làm không may anh bị rắn cắn vào 2 ngón tay trái, do bất ngờ cũng như trời tối nên không xác định được chính xác loại rắn gì. Lúc này vết cắn nhỏ, không đau và chỉ chảy ít máu. Ngay sau khi tự garo cánh tay trái, anh được đồng nghiệp đưa đến Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên để cấp cứu.

Theo BS Lâm Văn Tài -Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho biết, bệnh nhân T.Q.H nhập viện  trong tình trạng tỉnh táo, không khó thở, vết cắn vùng ngón tay đau ít, không chảy máu. Tuy nhiên chỉ vài giờ sau, nọc độc rắn đã bắt đầu khiến anh H rơi vào trình trạng nguy kịch, đau mỏi cơ toàn thân tăng nhanh, nuốt khó, khó thở, tăng tiết đờm dãi và rơi vào tình trạng suy hô hấp cấp, ngay lập tức bệnh nhân đã được các bác sĩ đặt nội khí quản, thở máy và chăm sóc tích cực theo phác đồ.  

Những điều nên làm
Trấn an nạn nhân để tránh nọc độc lan nhanh
Ngăn không cho nọc độc lan khắp cơ thể
Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế

Những việc nên tránh
Không nên garô phía trên vết thương vì có thể gây hoại tử chi
Không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc ra do hiện nay không thấy hiệu quả mà gây chảy máu, nhiễm trùng và tăng hấp thu nọc độc
Không đắp lá cây không rõ loại lên vết thương vì có thể gây hoại tử nhiễm trùng nặng thêm vết cắn.

Sau quá trình được điều trị bằng phương pháp tốt nhất cùng với sự tận tình của các nhân viên y tế khoa Cấp Cứu,  bệnh nhân H đã có thể tự đi lại được trong phòng, tự thở tốt, sức khỏe ổn định và được ra viện. Anh H xúc động chia sẻ “dường như tôi đã đi từ cõi ch*t trở về, không ngờ con rắn nhỏ cắn vết nhỏ như vậy mà khiến tôi rơi vào cơn nguy kịch, cơ thể tôi lúc đó tê liệt hoàn toàn, răng cắn vào lưỡi mặc dù đầu óc vẫn tỉnh táo...”,

Theo bác sĩ lâm văn tài, hiện nay T*i n*n do rắn độc cắn rất phổ biến, T*i n*n này thường tăng vào mùa hè khi rắn vào mùa sinh sôi, phát triển. thời gian qua bệnh viện trung ương thái nguyên cũng đã tiếp nhận và điều trị thành công nhiều nhiều trường hợp bị rắn độc cắn.

Các bác sĩ  khuyến cáo: Người dân nếu không may bị rắn cắn, cần băng ép vùng chi bị cắn bằng băng vải hoặc băng tự tạo từ quần áo, băng tương đối chặt nhưng vẫn sờ thấy mạch đập.

Sau đó bất động tay chân bị cắn bằng nẹp cứng (miếng gỗ, tre, bìa cứng,…), để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở tay hoặc chân thì để thõng, không tự đi lại hoặc vận động, gọi người xung quanh hỗ trợ đưa đến cơ sở y tế gần nhất để để được xử trí kịp thời (kể cả khi vết cắn không đau, không chảy máu).

Không nên cố bắt hoặc giết rắn, thay vào đó cần ghi nhớ hình dạng, màu sắc rắn hoặc chụp ảnh để giúp nhận dạng loài rắn dễ dàng hơn. Trên đường vận chuyển đến cơ sở y tế, nếu bệnh nhân suy hô hấp cần được hô hấp nhân tạo (bằng thổi ngạt hoặc phương tiện y tế tại chỗ như bóp bóng,…).

Đề phòng rắn cắn, tránh càng xa rắn càng tốt, xung quanh nơi ở cần phát quang bụi rậm, dùng đèn, đi ủng, giày cao cổ và quần dài nếu đi trong đêm tối. Tránh trêu chọc, bắt rắn, sờ vào miệng rắn, kể cả rắn ch*t hay đầu rắn đã cắt rời.

Bệnh nhân H sức khỏe đã ổn định. Ảnh BSCC


Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành đều cần theo dõi sát như là một trường hợp rắn độc cắn, ít nhất là trong 6 giờ đầu. Đặc biệt khi bị rắn độc cắn hoặc nghi ngờ rắn độc cắn, cần thực hiện các biện pháp sơ cứu ngay và nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế.
Cách sơ cứu:
Cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ
Bất động và đặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc
Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước
Phủ lên vết cắn bằng gạc mát để giảm đau, sưng
Băng thun hoặc vải sạch lên vết thương và phía trên vết thương.
Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để nơi đây xác định loại rắn cắn và chích huyết thanh kháng nọc phù hợp.

Đăng Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/mua-he-can-canh-giac-ran-doc-can-n191436.html)
Từ khóa: rắn độc cắn

Chủ đề liên quan:

rắn độc cắn

Tin cùng nội dung

  • Bạch hoa xà thiệt thảo dân gian thường gọi là cây lưỡi rắn hoa trắng, thường mọc hoang ở bờ ruộng, sườn núi, hai bên đường đi.
  • Sau khi cắn người, con rắn thường chạy mất, nạn nhân không kịp nhận diện để biết là rắn lành hay rắn độc. Muốn phân biệt, nên nhìn vết cắn.
  • Gãy xương là một T*i n*n rất thường gặp trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Khi bị gãy xương sơ cứu ban đầu kịp thời và đúng cách sẽ giảm được 70% biến chứng do gãy xương.
  • Khi bị rắn cắn cần được cấp cứu kịp thời để tránh bị Tu vong.
  • Mọi người dân thường bị rắn cắn khi làm ruộng, đi đường hoặc đi vào rừng. Nhiều trường hợp bị rắn cắn vào tay khi đánh bắt cá; thò tay vào để bắt cua, bắt ếch; dỡ đống gạch
  • Sau 10 ngày tích cực điều trị bằng những phương Thu*c tốt nhất, bệnh nhi Vừ Mí Chá đã hoàn toàn khỏe mạnh trở về với gia đình. Trước đó, bệnh nhi bị rắn độc cắn gây rối loạn đông máu, khả năng Tu vong cao.
  • Nếu bị rắn độc cắn bệnh nhân cần được sơ cứu ngay trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.
  • Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vừa cho biết, 5 - 6 tuần gần đây liên tục tiếp nhận 20 ca nhập viện do bị rắn độc cắn.
  • “Thời gian vàng” khi bị rắn lục cắn là 6h. Tuyệt đối không được chích, rạch vết cắn để nặn máu; không đắp lá, chườm lạnh vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, máu chảy không đông.
  • Đường xâm nhập của nọc độc rắn theo con đường mạch bạch huyết (không phải mạch máu thông thường). Con đường di chuyển nọc độc này sẽ trở nên nhanh hơn và nhiều hơn khi cơ thể vận động.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY