Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Rụng dần xương tay do chữa rắn cắn sai cách

Hà Giang-Người đàn ông 46 tuổi, ở thôn Bản Chang, xã Quảng Ngần, bị rắn độc cắn vào cẳng tay đã lấy dây thun thắt chặt phần trên cánh tay rồi điều trị bằng Thu*c nam, không đến bệnh viện.

Sau 25 ngày, anh vẫn không nới dây thun thắt tại cánh tay, đau đớn song vẫn cố chịu. Anh mệt mỏi, cẳng bàn tay có mùi hôi thối, dần thối rữa, rụng dần từng phần xương bàn tay, cổ tay. Anh đến Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên cấp cứu.

Bác sĩ Chu Quốc Khánh trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, ngày 24/6 nhận định đây là trường hợp rất hy hữu. Khi vào viện, người bệnh tinh thần mệt mỏi, đau đớn, cánh tay trái hoại tử phần mềm, phù nề, thối rữa; cẳng tay còn trơ hai xương quay trụ, rụng toàn bộ khối xương cổ tay, bàn tay.

Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân hoại tử cẳng bàn tay trái do rắn cắn ngày thứ 25, tình trạng bệnh tiên lượng nặng, nhiễm khuẩn huyết do rắn cắn không điều trị, nguy hiểm tính mạng.

Bệnh nhân cho biết đi làm nương rẫy, bị rắn lục mũi hếch cắn vào cẳng tay trái.

Kíp bác sĩ điều trị hồi sức tích cực, truyền dịch bù nước và điện giải, dùng kháng sinh phổ rộng, chống viêm, chống đông máu, phòng uốn ván... Người bệnh trải qua ba cuộc phẫu thuật cắt bỏ hai xương cẳng tay, để lại khớp khuỷu, cắt lọc hoại tử, vá da tự thân.

Sau 35 ngày điều trị, sức khỏe tốt hơn, xét nghiệm các chỉ số ổn định, vết mổ khô, vạt da liền không có biến chứng sau phẫu thuật, người bệnh được xuất viện.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau khi cắt tay. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ lưu ý khi bị rắn cắn, cần sơ cứu bằng cách rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch. Phủ gạc mát lên vết cắn để giảm đau, giảm sưng, sau đó dùng băng thun hoặc vải sạch buộc ga rô phía trên vết thương (không buộc lâu), nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí, điều trị theo phác đồ. Tuyệt đối không tự ý điều trị, sẽ gây ra biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến tính mạng.

Thúy Quỳnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/rung-dan-xuong-tay-do-chua-ran-can-sai-cach-4298960.html)

Tin cùng nội dung

  • Gần đây, việc rắn độc bất ngờ chui vào nhà, thậm chí gây Tu vong cho người xảy ra thường xuyên khiến người dân ở nhiều địa phương lo sợ.
  • Sơ cứu, cấp cứu đúng cách khi bị rắn cắn trước khi đến bệnh viện làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn.
  • Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc hoại tử cơ thể. Vậy sơ cứu khi bị rắn cắn thế nào cho đúng.
  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY