Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thiếu niên bị rắn độc cắn liệt cơ hô hấp

(MangYTe) - Sau 10 ngày bị rắn cắn, em Đ.X.L. xuất hiện các triệu chứng khó thở, đau vùng cổ, không nói được, tím môi và gốc mũi... nên gia đình lập tức đưa đi cấp cứu.

Ngày 26/8, trung tâm y tế huyện yên lập (huyện yên lập, tỉnh phú thọ) cho biết, cách đây 10 ngày, em đ.x.l. bị rắn cắn vào đốt số 4 bàn chân trái. gia đình không xác định được loại rắn đã cắn thiếu niên này.

Sau đó, L. xuất hiện các triệu chứng bị nhiễm độc nên gia đình lập tức đưa em đến Trung tâm Y tế huyện Yên Lập để kiểm tra và điều trị. Tại đây, L. nhanh chóng được các bác sĩ thăm khám và làm các cận lâm sàng cần thiết.

Qua kiểm tra, bác sĩ xác định ngón 4 chân trái của người bệnh có vết răng xước dài 3cm, không chảy máu, không bầm tím, đã được vệ sinh và cho dùng Thu*c. L. cũng có biểu hiện khó thở, đau vùng cổ, không nói được, vật vã kích thích, tím môi và gốc mũi, phổi thông khí giảm.

Từ đó, các bác sĩ nhận định người bệnh nhiễm độc tố gây liệt cơ hô hấp nên tư vấn cho gia đình dùng phương pháp cấp cứu đặt nội khí quản và đã được gia đình đồng ý. sau đó, em l. được đặt ống nội khí quản với máy thở và theo dõi chỉ số sinh tồn.

Đồng thời, L. được dùng Thu*c qua truyền tĩnh mạch, đặt sonde túi dẫn lưu, sonde dạ dày và hút đờm dãi, cứ cách mỗi 4 tiếng được cho ăn cháo và sữa qua ống sonde. Sau 10 ngày điều trị tích cực, L. đã phục hồi hoàn toàn, khỏe mạnh để ra viện trở về tiếp tục đi học.

"vào mùa mưa, số bệnh nhân nhập viện cấp cứu do bị rắn độc cắn lại gia tăng. nếu sơ cứu khi bị rắn độc cắn không đúng cách, nạn nhân có nguy cơ bị hoại tử chi, nhiễm trùng máu, thậm chí thiệt mạng.

tuỳ thuộc vào các triệu chứng của người bệnh bị rắn độc cắn, chúng tôi sẽ cấp cứu, điều trị bằng truyền huyết thanh kháng nọc rắn phù hợp, truyền dịch chống sốc, hỗ trợ hô hấp cho người bệnh bằng thở oxy hoặc đặt nội khí quản", bác sĩ chuyên khoa i đinh xuân hạnh (trưởng khoa cấp cứu- hồi sức tích cực - chống độc, trung tâm y tế yên lập) chia sẻ.

Tùng Lâm

Mạng Y Tế
Nguồn: VTC (https://vtc.vn/thieu-nien-bi-ran-doc-can-liet-co-ho-hap-ar566195.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc hoại tử cơ thể. Vậy sơ cứu khi bị rắn cắn thế nào cho đúng.
  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY