Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Ðậu rồng, Ðậu khế, Ðậu vuông - Psophocarpus tetragonolobus (L.) DC

Ðậu rồng là một loài cây có nhiều công dụng. Nhân dân thường trồng Ðậu rồng lấy quả non ăn như một loại rau xanh; trong quả có chứa nhiều protein và vitamin. Người ta dùng quả Ðậu rồng non luộc chín ăn trong các bữa ăn chay hoặc xào ăn ngon như quả Ðậu cô ve, hoặc để sống ăn với mắm, cá kho.
Hình ảnh các bộ phận cây Ðậu rồng, Ðậu khế, Ðậu vuông - Psophocarpus tetragonolobus

Ðậu rồng, Ðậu khế, Ðậu vuông - Psophocarpus tetragonolobus (L.) DC., thuộc họ Ðậu - Fabaceae.

Mô tả: Cây thảo leo, sống nhiều năm, có nhiều củ. Lá có 3 lá chét hình tam giác nhọn. Chùm hoa nách lá, mang 3-6 hoa màu trắng hoặc tím. Quả đậu màu vàng lục, hình 4 cạnh, có 4 cánh, mép khía răng cưa; hạt gần hình cầu, có màu sắc thay đổi tuỳ theo giống trồng (vàng, trắng, nâu hoặc đen).

Bộ phận dùng: Hạt, quả non, củ - Semen, Fructus et Radix Psophocarpi.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở Niu Ghi nê, được trồng ở nhiều nước Ðông Nam á. Ở nước ta, Ðậu rồng được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam; còn ở các tỉnh phía Bắc chỉ mới trồng ở Vĩnh Phú, Hải Phòng, Hà Tây, Hà Nội, Hải Hưng. Hiện nay đã thu thập được loại giống Bình minh ở tỉnh Hải Hưng phát triển tốt và cho sản lượng hạt cao hơn cả. Ðậu rồng có thể gieo quanh năm ở các tỉnh phía Nam, còn ở phía Bắc nên gieo trong tháng 6. Sản lượng hạt đạt trên 1 tấn/ha.

Thành phần hoá học: Hạt Ðậu rồng có hàm lượng protein rất cao và cũng chứa dầu béo tương tự dầu đậu tương. Nó chứa 32-36% protid, 13-17% lipid, 26-33% glucid, và nhiều acid amin như lysin, metionin, cystin. Lượng calcium cao hơn hẳn so với Ðậu nành và Lạc, Củ Ðậu rồng chứa nhiều chất bột và đường, cho nên có vị hơi ngọt, đặc biệt là protid, tới 20% trọng lượng khô, cao hơn hẳn so với các loại củ khác như Sắn. Khoai lang, Khoai tây, Khoai sọ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðậu rồng là một loài cây có nhiều công dụng. Nhân dân thường trồng Ðậu rồng lấy quả non ăn như một loại rau xanh; trong quả có chứa nhiều protein và vitamin. Người ta dùng quả Ðậu rồng non luộc chín ăn trong các bữa ăn chay hoặc xào ăn ngon như quả Ðậu cô ve, hoặc để sống ăn với mắm, cá kho. Lá non và nụ hoa cũng giàu protein và vitamin, cũng được dùng ăn sống, hoặc luộc hay nấu canh, và thường trộn lẫn với các loại rau sống khác.

Củ Ðậu rồng có thể ăn sống nhưng thường dùng nấu chín ăn, có giá trị góp phần giải quyết tình trạng thiếu protein.

Hạt Ðậu rồng là thức ăn giàu dinh dưỡng cho các cháu bé từ 5 tháng tuổi trở lên. Ðiều có ý nghĩa nhất là loại bột chế từ hạt Ðậu rồng có thể thay thế sữa để chữa bệnh suy dinh dưỡng, bệnh bụng ỏng của trẻ em do đói protein. Ðậu rồng còn được dùng làm Thu*c chữa đau mắt, đau tai, mụn có mủ, bướu.

Hình ảnh Hạt Đậu rồng

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-dau-rong-dau-khe-dau-vuong-psophocarpus-tetragonolobus-l-dc)

Tin cùng nội dung

  • Em năm nay 21 tuổi, từ lúc sinh ra em đã có 1 bướu mỡ trên đầu và ngày càng to thêm. Khoảng vài tháng nó lại đau 1 đến 2 lần.
  • Đau tai là một trong những tình trạng phổ biến ở trẻ em. Đau tai đôi khi có thể dữ dội và trẻ có thể bị khó chịu dẫn tới cáu kỉnh.
  • Dầu khuynh diệp có đặc tính sát trùng, chống lại một cách hiệu quả hàng loạt tác nhân gây bệnh. Nó được xem như một Thu*c sát khuẩn mạnh giúp ức chế sự phát triển của E.coli và các vi khuẩn khác gây nhiễm trùng.
  • SKĐS- Nhiều bậc cha mẹ thường rất lo lắng khi thấy con kêu đau tai. Một trong những nguyên nhân gây đau tai là do trẻ bị nút ráy tai. Vậy vì sao bị nút ráy tai và
  • Một số người có lượng ráy tai nhiều hơn hẳn người bình thường, có thể do nước vào tai hay do tai bị thương tổn, nhưng thường do nguyên nhân không rõ ràng.
  • Khi đi máy bay, trẻ thường cảm thấy khó chịu ở tai và đặc biệt, trẻ bị nhiễm trùng tai sẽ càng cảm thấy đau đớn hơn.
  • (Mangyte) - Đau tai gây khó chịu và bất tiện cho người bệnh. Do vậy khi bị bệnh cần xác định rõ nguyên nhân để có cách chữa trị phù hợp nhất.
  • Sau khi bơi, bạn thấy tai đau thì có thể là do bị nước tràn vào hoặc vùng ống tai bị xước, tạo cơ hội cho nấm và vi khuẩn xâm nhập.
  • Đi máy bay, bạn cảm thấy đau tai hoặc trong tai mình có tiếng kêu lách tách. Trẻ nhỏ thường khóc thét khi máy bay hạ cánh cũng vì nguyên nhân này.
  • Nhai kẹo cao su, mút kẹo, ngáp, nuốt nước bọt, cử động hàm dưới nhiều sẽ giúp bạn giảm cảm giác khó chịu khi máy bay cất và hạ cánh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY