Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Dây chiều, Tứ giác leo - Tetracera scandens (L.) Merr

Dược liệu Dây chiều Vị chua chát, tính bình; có tác dụng tán ứ, hoạt huyết, thu liễm. Chữa tê thấp, ứ huyết, đau bụng, phù thũng, gan lách sưng to, bạch đới...
Hình ảnh chùm quả cây Dây chiều, Tứ giác leo - Tetracera scandens

Dây chiều, Tứ giác leo - Tetracera scandens (L.) Merr., thuộc họ Sổ - Dilleniaceae.

Mô tả: Dây trườn, thân màu nâu, cành mềm dài, cánh non có lông nhám và tẩm silic (SiO2). Lá mọc so le, phiến hình bầu dục, không dài hơn 10cm, cũng rất nhám, mép khía răng. Chuỳ hoa to, ở nách lá hay ở ngọn cành. Hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa màu trắng, mau rụng, nhiều nhị và bầu 1 lá noãn. Quả đại có lông, chứa 1-2 hạt, có áo hạt có rìa, màu đỏ.

Hoa tháng 5-8.

Bộ phận dùng: rễ, dây (U chạc chìu) - Radix et Caulis Tetracerae Scandentis.

Nơi sống và thu hái: Cây thường gặp ở các rừng tu bổ, các đồi ven rừng, ven suối khắp nước ta, tới độ cao 1000m. Chặt lấy phần gần gốc, những đoạn có u, dùng làm Thu*c. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, dùng tươi hoặc tẩm rượu sao vàng.

Tính vị, tác dụng: Vị chua chát, tính bình; có tác dụng tán ứ, hoạt huyết, thu liễm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Chữa tê thấp, ứ huyết, đau bụng, phù thũng, gan lách sưng to, bạch đới... Liều dùng 10-30g dây hoặc 8-16g rễ, sắc nước uống; thường phối hợp với các vị Thu*c khác.

Đơn Thu*c:

1. Chữa phụ nữ tích huyết, báng máu, u xơ hay gan lách sưng cứng; dùng U chạc chìu, Ngải máu đều 20g, Xạ can, Hồi, đều mỗi vị 12g, sắc uống.

2. Chữa phong thấp, gân xương đau nhức hay chân gối sưng đau: Dây chiều, Huyết giác, Cỏ xước hay Ngưu tất, Tổ rồng, Tầm xuân, Kim cang, Dây đau xương, Dây chìa vôi (ngâm nước vo gạo 1 đêm) sao vàng, mỗi vị 15-20g, sắc uống. Hoặc dùng Dây chiều phối hợp với Dây gắm, Thổ phục linh, Cà gai leo, Dây đau xương, Ngũ gia bì.

3. Chữa nam di tinh, nữ bạch đới: Dây chiều, rễ Bươm bướm, Bạc san, Cẩu tích, mỗi vị 20g, sắc uống.

Dân gian vùng núi miền Bắc còn dùng rễ sắc uống chữa kiết lỵ, đau bụng, lở loét chảy nước vàng, đi ngoài ra máu. Còn phối hợp với rễ cây Ngộ độc dùng chữa tắc kinh. Dịch của dây dùng chữa đau mắt và chữa rắn cắn.

Hình ảnh chùm hoa cây Dây chiều, Tứ giác leo - Tetracera scandens

Chú ý: Các từ khóa liên kết có trong bài viết nhằm mục đích giúp bạn đọc hiểu rỗ hơn về từng loại dược liệu có trong bài Thu*c.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-day-chieu-tu-giac-leo-tetracera-scandens-l-merr)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY