Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Dây hồ cầu - Cocculus laurifolius DC

Dược liệu Dây hồ cầu Có độc; có tác dụng thuận khí, khai uất, tán hàn, giảm đau. Ở Trung Quốc, cũng dùng rễ làm Thu*c trị khí nghịch, đau ngực bụng, ăn lâu không tiêu, bệnh sa do lạnh (hàn sán), cước khí, đi đái nhiều lần và liên tiếp, khí hư.

Dây hồ cầu - Cocculus laurifolius DC., thuộc họ Tiết dê - Menispermaceae. (Cây có Độc cần lưu ý)

Mô tả: Bụi đứng cao đến 6m; nhánh yếu không lông. Lá có phiến thon nhọn hai đầu, dài 7-11cm, rộng 3,5-5cm, không lông, 3 gân chính; cuống 3 -10mm. Chuỳ hoa ở nách những lá ở ngọn. Hoa vàng, không lông, 6 lá đài, 6 cánh hoa; hoa đực có 6 nhị; hoa cái có 6 nhị lép, 3 lá noãn. Quả hạch tròn, dẹp dẹp, to 5mm.

Hoa tháng 5, quả tháng 9.

Bộ phận dùng: Rễ - Radix Cocculi Laurifolii.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở vùng núi đồng bằng đến núi cao 1500m, gặp ở Ninh Bình, Hoà Bình, Khánh Hoà, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Còn phân bố ở nhiều nước châu Á: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Thái Lan, Malaixia.

Thành phần hoá học: Vỏ và lá chứa alcaloid độc có nhân isoquinoleic, gọi là coclaurin (C17H19O3N). Rễ chứa một alcaloid không phenolic; cũng đã tách được magnoflorine.

Tính vị, tác dụng: Có độc; có tác dụng thuận khí, khai uất, tán hàn, giảm đau. Coclaurin và các alcaloid trong vỏ, lá có tác dụng như chất curarơ, làm bại các nhánh thần kinh trong cơ và làm giảm lượng máu của động vật thí nghiệm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, cũng dùng rễ làm Thu*c trị khí nghịch, đau ngực bụng, ăn lâu không tiêu, bệnh sa do lạnh (hàn sán), cước khí, đi đái nhiều lần và liên tiếp, khí hư.

Ở bán đảo Malaixia, những người ở vùng rừng núi thường dùng làm Thu*c độc, tẩm độc các mũi tên bắn và lao.

Dây hồ cầu - Cocculus laurifolius

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-day-ho-cau-cocculus-laurifolius-dc)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY