Các bằng chứng khoa học cho thấy, uống 1 lượng rất nhỏ rượu bia cũng có thể gây ra các nguy cơ và hậu quả sức khỏe nhất định. Rượu bia không chỉ gây rối loạn thần kinh, xơ gan và T*i n*n giao thông mà theo Cục Y tế dự phòng, bia rượu chính là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh và là nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh tật, chấn thương.
Vì vậy, nếu phải uống, mỗi ngày chỉ nên uống 1 lon bia 330ml tức là khoảng 5% alcohol hoặc 100ml rượu vang tức là khoảng 12%, 30ml whisky tức là khoảng 40% alcohol.
Các đồ uống khác nhau thì có nồng độ cồn cũng khác nhau, chính vì vậy lượng cồn tiêu thụ của mỗi loại cũng sẽ có sự chênh lệch. Đối với nam giới: chỉ nên uống ít hơn 2 đơn vị cồn/ ngày, và với nữ là dưới 1 đơn vị cồn/ ngày.
Để giảm nguy cơ ngộ độc và say rượu, nên uống rượu một cách từ từ, chậm rãi để giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày, đồng thời có thời gian để gan kịp oxy hóa.
Dưới đây là những sai lầm thường mắc phải rất hại sức khỏe đối với những người uống rượu, nhất là trong dịp tết đến xuân về.
Nếu bạn đã từng dùng Thuốc giảm đau theo toa, Thuốc chống trầm cảm hoặc Thuốc kháng sinh sẽ rất quen thuộc với cảnh báo "Không uống đồ uống có cồn khi dùng Thuốc này".
Bởi nhiều loại Thuốc sẽ không hợp khi tiếp xúc với chất cồn, đặc biệt là nhóm Thuốc giảm đau như oxycodone và hydrocodone.
Nếu dùng các loại Thuốc này cùng với rượu sẽ gây ra chứng chóng mặt, buồn ngủ, không tỉnh táo. Thường xuyên sử dụng Thuốc acetaminophen (Tylenol) kết hợp với rượu sẽ làm tổn thương gan, uống với Aspirin cũng có thể dẫn đến dạ dày khó chịu, chảy máu và loét.
Rượu và nước tăng lực là đại kỵ khi đã có một số trường hợp Tu vong vì pha trộn hai loại này để uống. Một số nghiên cứu tại Mỹ và Úc đã cho thấy, pha trộn rượu cùng nước tăng lực sẽ làm cho mức độ cồn trong máu tăng đột biến.
Khi kết hợp giữa nước tăng lực và rượu, nước uống tăng lực sẽ đánh lừa cảm giác như thể đưa rượu vào cơ thể rất ít làm cho bạn càng uống rượu nhiều hơn mà không thấy say.
Nguy hại hơn nữa là nước tăng lực còn làm cho bạn càng thèm muốn rượu và uống nhiều hơn. Chưa kể đến dùng nhiều nước tăng lực có thể gây tăng huyết áp, gia tăng sự hồi hộp lo âu, mất ngủ và tim đập nhanh.
Hàm lượng lưu huỳnh cao trong sầu riêng làm giảm việc phân giải rượu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chiết xuất sầu riêng cản trở hoạt động của enxym phân giải chất độc aldehyt ( độc tố trong rượu ) đến 70%.
Khi nếu ăn sầu riêng thì sầu riêng sẽ "kìm hãm" việc đào thải độc tố của rượu, khiến cho cơ thể nguy cơ cao bị ngộ độc rượu, khi vượt quá ngưỡng giải rượu của cơ thể sẽ gây ra Tu vong.
Ăn cà rốt hoặc uống nước ép hay sinh tố cà rốt khi uống rượu hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Chất carotene có nhiều trong củ cà rốt khi kết hợp cùng chất cồn của rượu sinh ra độc tố ảnh hưởng xấu đến gan, lâu dài gây các bệnh về gan.
Trong xúc xích có chứa axit amin hữu cơ, quá trình chế biến sẽ sản sinh ra các chất Polycycli hydrocarbon, axit amin. Nếu được ăn khi uống rượu bia, những chất trên sẽ kết hợp lại với nhau, gây những tác hại xấu cho hệ tiêu hóa, gây nên các bệnh u bướu.
Đặc biệt, trong những loại trên đều có chứa chất bảo quản. những chất này kết hợp với rượu sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu cho gan, họng,…đặc biệt đây là yếu tố gây nên các bệnh ung thư.
Rượu là một chất ức chế/trầm cảm làm chậm hoạt động của não và làm suy yếu khả năng đi lại, giao tiếp và suy nghĩ.
Trong khi đó caffeine là chất kích thích làm tăng huyết áp, nhịp tim và trong một số trường hợp, gây nhịp tim đập nhanh và nhịp tim không đều. Caffeine cũng dẫn đến nhức đầu, bồn chồn, kích động, các vấn đề về dạ dày và hơi thở bất thường.
Người uống rượu quá mức thường bị mất kiểm soát về hành vi và suy nghĩ, gây nhiều phiền toái trong cuộc sống.