Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Bàm bàm, Ðậu dẹt - Entada phaseoloides (L.) Merr

Theo y học cổ truyền, dược liệu Bàm bàm Dây có vị hơi đắng và chát, tính bình; có tác dụng trừ thấp, hoạt huyết. Hạt có vị ngọt và chát, tính bình, có độc, có tác dụng chống co giật, giảm đau, lợi tiểu. Dây dùng trị: Thấp khớp, tạng khớp, đau chân tay; Ðau lưng, đòn ngã tổn thương. Hạt dùng trị: Ðau dạ dày, đau thoát vị, trĩ; Hoàng đản, phù thũng.

1.Hình ảnh lá, quả cây Bàm bàm

2.Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Bàm bàm

Bàm bàm, Ðậu dẹt - Entada phaseoloides (L.) Merr., thuộc họ Ðậu - Fabaceae.

Mô tả: Cây leo gỗ dài tới 30m. Lá 2 lần kép, ở đầu cuống chung của lá có tua cuốn chẻ hai; lá chét bậc ba 1-2 cặp, không lông, dai, dài 8-10cm, lá kèm 5mm. Bông dài đến 25cm; cánh hoa 3mm, bầu không lông. Quả rất to, dài đến 1-2m, rộng đến 15cm, thắt lại giữa các hạt; vỏ quả trong mỏng. Hạt tròn dẹp to 6x5cm, vỏ nâu đậm.

Bộ phận dùng: Dây và hạt - Caulis et Semen Entadae.

Nơi sống và thu hái: Loài này phân bố từ Nam Trung Quốc các nước Ðông Dương đến Niu Ghinê, Ôxtrâylia. Ở nước ta cây mọc phổ biến ở ven rừng, ven suối và thường hay gặp trong các rừng thứ sinh thường xanh và rụng lá.

Dây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, đồ rồi phơi khô dùng; hạt thu hái vào mùa đông, mùa xuân, lột bỏ vỏ, hấp hoặc rang lên, phơi khô hoặc tán bột.

Thành phần hoá học: Thân dây chứa saponin. Hạt chứa một lượng saponin nhiều hon và cũn có một loại glucosid độc. Thân cây đập dập ngâm nước cho một chất lỏng màu hung có tính chất của xà phòng.

Tính vị, tác dụng: Dây có vị hơi đắng và chát, tính bình; có tác dụng trừ thấp, hoạt huyết. Hạt có vị ngọt và chát, tính bình, có độc, có tác dụng chống co giật, giảm đau, lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

- Dây dùng trị: 1. Thấp khớp, tạng khớp, đau chân tay; 2. Ðau lưng, đòn ngã tổn thương.

- Hạt dùng trị: 1. Ðau dạ dày, đau thoát vị, trĩ; 2. Hoàng đản, phù thũng.

Dùng dây 10-30g, dạng Thu*c sắc hoặc ngâm rượu uống; đun sôi lấy nước tắm rửa. Dùng hạt dạng bột 1-3g, hoà với nước rồi uống.

Dân gian có khi dùng lá chữa nóng sốt, sài giật trẻ em. Dùng 50-100g lá tươi Bàm bàm phối hợp với lá Răng ngựa, lá Găng trâu, lá Chanh giã nhỏ xát khắp người như kiểu đánh gió.

Ghi chú: Hạt độc, thường dùng để duốc cá. Ðể làm Thu*c, cần hấp, rang cẩn thận và tránh dùng nhiều, nếu bị ngộ độc thường có dấu hiệu choáng váng, buồn nôn, cao huyết áp, chậm nhịp tim và thậm chí có thể ch*t người.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-bam-bam-dau-det-entada-phaseoloides-l-merr)

Chủ đề liên quan:

bàm bàm cây dược liệu dược liệu

Tin cùng nội dung

  • Lâu nay, một số phương tiện thông tin đại chúng nêu vấn đề dược liệu nhập lậu, dược liệu “bẩn”, dược liệu không đủ chất lượng…
  • Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, nước ta rất dồi dào về nguồn nguyên liệu dược phẩm. Tuy nhiên, thực tế là phần lớn nguồn dược liệu phục vụ bào chế, sản xuất Thu*c tân dược, Thu*c Đông y...
  • Trong kho tàng dược liệu phong phú của đất nước ta, những cây quả thuộc họ bí vừa là nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày vừa cho những vị Thuốc thông dụng chữa được nhiều bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Tử trùng giao, tên dân gian là cánh kiến đỏ, tên Thu*c trong y học cổ truyền là tử giao, xích giao, tử khoáng, tử thảo nhung, tử ngạnh, hoa một dược, là nhựa của tổ con rệp (bọ rùa) cánh kiến đỏ.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY