Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Bầu đất dại, Kim thất giả, Thổ tam thất, Ngải rít - Gynura pseudocchina (L.) DC

Theo y học cổ truyền, dược liệu Bầu đất dại Lá cây có tính làm dịu và tan sương có tác dụng giải nhiệt và tiêu độc. Củ có tính bổ dưỡng, điều huyết. Ở Hải Nam (Trung Quốc), người ta cho rằng rễ chống ho, làm mát máu, sinh tân dịch. Thân và lá có thể dùng làm rau ăn như rau bầu đất, vừa mát lại giải nhiệt. Người ta thường dùng cây lá giã nát đắp trên các mụn nhọt để làm tan sưng và trị viêm quầng.

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Bầu đất dại

Bầu đất dại, Kim thất giả, Thổ tam thất, Ngải rít - Gynura pseudocchina (L.) DC., thuộc họ Cúc Asleraceae.

Mô tả: Cây thảo mọc đứng, nhẵn nhiều hay ít, có rễ nạc tròn, có thớ, nom như dạng củ Tam thất. Lá mọc từ gốc hình trái xoan ngược hay thuôn, gân nhẵn hay có lông phấn, chóp tròn, gốc thót lại hẹp dài, mép hầu như nguyên, lượn sóng hay xẻ thuỳ lông chim, dài 10-15cm, rộng 1,5-5cm. Cụm hoa hình rổ màu vàng, xếp 4-5 cái thành ngù ở ngọn cây; bao chung có nhiều hàng lá bắc có hình dạng khác nhau. Quả bế hình trụ dài 2,5mm, có 10 cạnh.

Bộ phận dùng: Toàn cây, nhất là củ - Radix Gynurae; thường gọi là Thổ tam thất, Nam bạch truật.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc phổ biến trong các savan cỏ khô hạn khắp Ðông Dương và cũng phổ biến ở Ấn Độ, Inđônêxia, Thái Lan, Trung Quốc. Ở nước ta, thường gặp ở vùng núi Quảng Trị, Lâm Ðồng, Tây Ninh cho tới đồng bằng. Có nơi trồng để lấy củ. Ðào lấy củ, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái lát phơi hay sấy khô, cũng thường dùng tươi.

Tính vị, tác dụng: Lá cây có tính làm dịu và tan sương có tác dụng giải nhiệt và tiêu độc. Củ có tính bổ dưỡng, điều huyết. Ở Hải Nam (Trung Quốc), người ta cho rằng rễ chống ho, làm mát máu, sinh tân dịch.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thân và lá có thể dùng làm rau ăn như rau bầu đất, vừa mát lại giải nhiệt. Người ta thường dùng cây lá giã nát đắp trên các mụn nhọt để làm tan sưng và trị viêm quầng. Dịch lá dùng làm Thu*c súc miệng để trị viêm họng. Nhưng cách sử dụng thông thường nhất là dùng rễ củ phơi hay sấy khô tán nhỏ thành bột và chiên với nước trà làm Thu*c uống cho phụ nữ sinh nở để điều hoà huyết; cũng có tác dụng bổ. Theo Poilane, lá cây có tác dụng ngăn thụ thai. Người ta còn dùng củ sắc uống làm Thu*c trị sốt rét, nên ở vùng Lai Vung tỉnh Ðồng Tháp có tên gọi là Ngải rét; có khi còn dùng làm Thu*c đắp vào tay người bệnh khi lên cơn. Rễ còn được dùng trị xuất huyết tử cung, lỵ và tiêu viêm các vết thương.

Ở Ấn Độ, cây được dùng làm Thu*c dịu, tan sưng, dùng chữa viêm quầng và u bướu ở vú. Dịch lá làm Thu*c súc miệng dùng khi bị viêm họng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-bau-dat-dai-kim-that-gia-tho-tam-that-ngai-rit-gynura-pseudocchina-l-dc)

Tin cùng nội dung

  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Người xưa có câu: “Trên trời có sâm bồ câu, trên cạn có chim cút, dưới ao đầm có sâm tôm, lươn, dưới biển có hải sâm, hải mã...”.
  • Với nhiều đàn ông, sức khỏe S*nh l* rất quan trọng, họ luôn tìm cách để tăng sức mạnh, trong đó có dùng nhân sâm, tam thất. Một số người cho biết, sau khi sử dụng nhân sâm, tam thất quá nhiều lại dẫn đến liệt dương.
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Tam thất còn có tên điền tam thất, sâm tam thất. Một số dược liệu mang tên tam thất: Tam thất Nam là thân rễ của cây Stahlianthus thoreli Gagnep, thuộc họ Gừng Zingiberaceae.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Cùng với nhân sâm, linh chi,... tam thất cũng được coi là một vị Thuốc quý từ xa xưa.
  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY