Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Bèo lục bình, Bèo tây, Bèo Nhật Bản, Bèo sen - Eichhornia crassipes (Mart) Solms

Theo y học cổ truyền, Vị nhạt, tính mát; có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, lợi niệu giải độc, tiêu sưng, giảm đau. Bèo lục bình dùng chữa sưng tấy, viêm đau như sưng bắp chuối bẹn, tiêm bị áp xe, chín mé, sưng nách, viêm tinh hoàn, viêm khớp ngón tay, viêm hạch bạch huyết vv..

Thông tin mô tả chi tiết cây Dược liệu Bèo lục bình

Bèo lục bình, Bèo tây, Bèo Nhật Bản, Bèo sen - Eichhornia crassipes (Mart) Solms, thuộc họ Bèo lục bình - Pontederiaceae.

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, nổi ở nước hoặc bám trên đất bùn, mang một chùm rễ dài và rậm ở phía dưới. Kích thước cây thay đổi tuỳ theo môi trường sống có nhiều hay ít chất màu. Lá mọc thành hoa thị, có cuống phồng lên thành phao nổi, gân lá hình cung. Cụm hoa bông hay chuỳ ở ngọn thân dài 15cm hay hơn. Hoa không đều, màu xanh nhạt hay tím; đài và tràng cùng màu, hàn liền với nhau ở gốc, cánh hoa trên có một đốm vàng; 6 nhị (3 dài, 3 ngắn); bầu trên 3 ô, chứa nhiều noãn, nhưng chỉ có một cái sinh sản. Quả nang.

Cây ra hoa từ mùa hạ tới mùa đông.

Bộ phận dùng: Phần của cuống lá phồng lên thành phao nổi - Petiolus Eichhorniae, hoặc dùng toàn cây - Herba Eichhorniae.

Nơi sống và thu hái: Cây gốc ở châu Mỹ (Brazin) năm 1905 được đem vào trồng làm cảnh ở Hà Nội. Về sau lan ra khắp nơi một cách nhanh chóng. Nhân dân ta thường dùng toàn cây làm phân xanh hoặc chất độn có phân chuồng và dừng chân nuôi lợn. Ðể dùng làm Thu*c, lấy cây về, bỏ thân và rễ, chỉ lấy lá, chủ yếu là phần phình của cuống lá.

Thành phần hoá học: Người ta đã biết thành phần hoá học của Bèo lục bình theo tỷ lệ %: Nước 92,6, protid 2,9, glucid 0,9, xơ 22, tro 1,4, calcium 40,8mg%, phosphor 0,8mg%, caroten o,66mg% và vitamin C 20mg%.

Tính vị, tác dụng: Vị nhạt, tính mát; có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, lợi niệu giải độc, tiêu sưng, giảm đau.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Bèo lục bình có thể dùng làm thức ăn cho người; người ta lấy cả đọt non và cuống lá mang về, rửa sạch, nấu canh, chỉ cần cho chín tái, không nên chín nhừ, dùng ăn mát, không ngứa. Bông hoa cũng ăn được, có thể dùng ăn sống hoặc nấu canh như các đọt non. Bèo lục bình dùng chữa sưng tấy, viêm đau như sưng bắp chuối bẹn, tiêm bị áp xe, chín mé, sưng nách, viêm tinh hoàn, viêm khớp ngón tay, viêm hạch bạch huyết vv.. Thường dùng phần phồng của cuống lá giã nát, thêm muối (5-8g trong 100 g bèo) đắp, bó. Ở Ấn Độ, hoa được dùng làm Thu*c chữa bệnh về đường hô hấp. Nhân dân ta còn dùng Bèo lục bình làm Thu*c chữa các vết thương trên cơ thể bị nhiễm chất độc hoá học. Dùng lá bèo rửa sạch, thêm muối giã nát, đắp dàn đều lên chỗ sưng rồi băng lại, phải quấn băng lỏng, đừng để chảy mất nước. Nên đắp cách đêm, từ tối hôm trước đến sáng hôm sau. Thường chỉ đắp 1-2 lần là hết đau nhức. Trong khi chữa không phải tiêm hay uống Thu*c kháng sinh.

Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây làm Thu*c trị cảm mạo phát nhiệt, tiểu tiện đỏ đau, phong chẩn, mụn nhọt sưng đỏ.

Ghi chú: Gần đây người ta đã phát hiện các lợi ích khác của Bèo lục bình như:

- Chống ô nhiễm nguồn nước như. Bèo lục bình làm sạch nước nơi chúng mọc, có khả năng làm giảm bớt ô nhiễm môi trường. Chỉ cần 1/3 ha bèo, mỗi ngày đủ để lọc 2225 tấn nước bị ô nhiễm các chất thải sinh học và các hoá chất. Bèo này còn loại được các kim loại nặng độc như thuỷ ngân, chì, kền, bạc, vàng vv...

- Cung cấp năng lượng: Dùng vi khuẩn cho bèo lên men; 1kg bèo sẽ cho 0,3m3 khí methan. Bã bèo sau khi lên men có thể dùng làm phân bón.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-beo-luc-binh-beo-tay-beo-nhat-ban-beo-sen-eichhornia-crassipes-mart-solms)

Tin cùng nội dung

  • Lâu nay, một số phương tiện thông tin đại chúng nêu vấn đề dược liệu nhập lậu, dược liệu “bẩn”, dược liệu không đủ chất lượng…
  • Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, nước ta rất dồi dào về nguồn nguyên liệu dược phẩm. Tuy nhiên, thực tế là phần lớn nguồn dược liệu phục vụ bào chế, sản xuất Thu*c tân dược, Thu*c Đông y...
  • Trong kho tàng dược liệu phong phú của đất nước ta, những cây quả thuộc họ bí vừa là nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày vừa cho những vị Thuốc thông dụng chữa được nhiều bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Tử trùng giao, tên dân gian là cánh kiến đỏ, tên Thu*c trong y học cổ truyền là tử giao, xích giao, tử khoáng, tử thảo nhung, tử ngạnh, hoa một dược, là nhựa của tổ con rệp (bọ rùa) cánh kiến đỏ.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY