Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Bìm bìm dại, Bìm nấp, Dây chìa vôi - Operculina turpethum (L.) S.Manso

Theo y học cổ truyền, dược liệu Bìm bìm dại Vị ngọt hơi cay, tính bình, có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, cường cân hoạt lạc. Rễ có tính tẩy; nhựa cũng tẩy tương tự như jalap nhưng kém hoạt động hơn. Rễ thường dùng trị đau khớp, thống phong và tê thấp. Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây chữa thuỳ thũng, đại tiện bí kết, sau khi gẫy xương để tăng sức.

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Bìm bìm dại

Bìm bìm dại, Bìm nấp, Dây chìa vôi - Operculina turpethum (L.) S.Manso, Thu*c họ Khoai lang - Convolvulaceae.

Mô tả: Cây thảo mọc bò và leo, khoẻ, có cành hình trụ có góc nhiều hay ít, có 4 cánh thấp. Lá xoan hay thuôn, thường hình tam giác, hình tim hay cụt ở gốc, nhọn hoặc tù, dài 5-12cm, rộng 2,5-7,5cm; cuống dài 1-7cm. Hoa lớn, màu trắng hay vàng nhạt, ở nách lá, có cuống 1-7cm. Quả nang đường kính 15-16mm, có 4 góc, mở ở đỉnh theo một lằn ngang thành một nắp tròn, bao bởi đài hoa cao 3cm. Hạt 3-4, hình lăng kính đen đen, đường kính 6-7mm.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Operculinae.

Cây có củ như bình vôi nên cũng gọi là Bình vôi. Thường có khi gọi nó là Chìa vôi, là Bạch phấn đằng. Ở Trung Quốc người ta gọi nó là Hạp quả đằng dựa theo cấu tạo đặc biệt của quả.

Nơi sống và thu hái: Thông thường ở vườn, các loại cỏ, lùm bụi vàng đồng bằng, trung du khắp nước ta, gặp nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Ở bán đảo Ấn Độ và Malaixia, người ta cũng trồng. Còn phân bố ở Trung Quốc, Philippin.

Thành phần hoá học: Trong cây có 6-10% một chất nhựa tan trong ete, 2% một glucosid là turpethin, tinh bột, một chất béo, một dầu bay hơi, một chất màu vàng. Rễ củ có turpethin, jalapin, turpethein, acid jalapic, ipomoea tampicolic và valerianic.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt hơi cay, tính bình, có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, cường cân hoạt lạc. Rễ có tính tẩy; nhựa cũng tẩy tương tự như jalap nhưng kém hoạt động hơn.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rễ thường dùng trị đau khớp, thống phong và tê thấp. Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây chữa thuỳ thũng, đại tiện bí kết, sau khi gẫy xương để tăng sức. Ở Ấn Độ thường dùng rễ trị bò cạp và rắn cắn. Cũng dùng để xổ; người ta dùng liều 4-12g dạng Thu*c sắc hoặc 1-4g dạng Thu*c bột. Ở Philippin rễ tán thành bột dưới dạng cồn Thu*c dùng làm Thu*c tẩy mạnh; turpethin thay thế cho Khiên ngưu rất tốt. Thân cây dùng trị đau bụng, cần cho phụ nữ mới sinh. Người ta dùng thân cây hơ vào lửa, áp vào bụng phụ nữ mới sinh nở để điều trị các cơn đau bụng và giúp sự co rút các cơ trở lại bình thường.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-bim-bim-dai-bim-nap-day-chia-voi-operculina-turpethum-l-smanso)

Tin cùng nội dung

  • Lâu nay, một số phương tiện thông tin đại chúng nêu vấn đề dược liệu nhập lậu, dược liệu “bẩn”, dược liệu không đủ chất lượng…
  • Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, nước ta rất dồi dào về nguồn nguyên liệu dược phẩm. Tuy nhiên, thực tế là phần lớn nguồn dược liệu phục vụ bào chế, sản xuất Thu*c tân dược, Thu*c Đông y...
  • Trong kho tàng dược liệu phong phú của đất nước ta, những cây quả thuộc họ bí vừa là nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày vừa cho những vị Thuốc thông dụng chữa được nhiều bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Tử trùng giao, tên dân gian là cánh kiến đỏ, tên Thu*c trong y học cổ truyền là tử giao, xích giao, tử khoáng, tử thảo nhung, tử ngạnh, hoa một dược, là nhựa của tổ con rệp (bọ rùa) cánh kiến đỏ.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY