Theo Đông Y, Cải ngọt Hạt làm nóng, làm toát mồ hôi. Hạt được dùng làm Thu*c trị bệnh co thắt, chứng đau dây thần kinh và đau khớp. Dầu được sử dụng như là một chất nước dùng chườm đắp trị phát ban da và mụn nhọt. Ở Trung Quốc, hạt được dùng trị sốt cao co giật, mất tiếng.
Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Cải ngọt
Cải ngọt - Brassica integrifolia (West.) O.E. Schulz., thuộc họ Cải - Brassicaceae.
Mô tả: Cải trắng, cao 50-100cm, thân tròn, không lông. Lá có phiến xoan ngược tròn dài, chóp tròn hay tù, gốc từ từ hẹp, mép nguyên không nhăn, mập, trăng trắng, gân phụ 5-6 cặp; cuống dài, tròn. Chùm hoa như ngù ở ngọn, cuống hoa dài 3-5cm, hoa vàng tươi; nhị 6 (4 dài, 2 ngắn). Quả cải dài 4-11 cm, có mỏ, hạt tròn.
Bộ phận dùng: Hạt - Semen Brassicae Integrifoliae.
Nơi sống và thu hái: Cây trồng để lấy lá làm rau.
Thành phần hóa học: Dầu của hạt chứa một glycerid của acid crucic.
Tính vị, tác dụng: Hạt làm nóng, làm toát mồ hôi.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hạt được dùng làm Thu*c trị bệnh co thắt, chứng đau dây thần kinh và đau khớp. Dầu được sử dụng như là một chất nước dùng chườm đắp trị phát ban da và mụn nhọt. Ở Trung Quốc, hạt được dùng trị sốt cao co giật, mất tiếng.