Mô tả: Cây thảo cao 30-40cm, có nhiều củ to, hình trứng không đều; rễ con hình sợi ngắn kết thúc bằng một củ hình trứng. Lá xuất hiện sau khi cây ra hoa, thành búi 2-5 lá có bẹ ở gốc, thuôn nhọn ở hai đầu, mặt trên loang lổ những vết màu đỏ tía sẫm, mặt dưới có ít lông mềm; cuống có lá bẹ, màu tía. Cụm hoa mọc trước các lá, không cuống, có 6-8 hoa mang mỗi cái 2 lá bắc; tràng hoa có ống dài và hẹp có phiến ngoài chia làm 3 đoạn không bằng nhau, mà 2 trong 3 cái đó hình ngọn giáo nhọn, màu trắng, mép có vạch đỏ, và đoạn thứ ba màu tím nằm ở dưới, rũ xuống và chia làm hai thuỳ hình giáo rộng nhọn.
Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở vùng núi và cũng được trồng khắp nơi vì hoa đẹp và có mùi thơm dịu. Thu hái củ vào mùa đông- xuân, rửa sạch, thái phiến phơi khô.
tính vị, tác dụng: cẩm địa la có vị cay nồng, đắng, hơi hăng, mùi thơm mạnh, tính bình, có tác dụng bổ huyết, điều kinh, cầm máu, giảm đau, giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Củ, lá non dùng ăn được. Ở Java, lá non và củ cũng được dùng làm gia vị. Người ta dùng củ làm Thu*c chữa kinh bế đau bụng, và hành kinh loạn kỳ, người gầy sạm, máu xấu, kinh ít. Còn dùng chữa đau dạ dày, đại tiện ra máu, sơn lam chướng khí, lở láy, ngộ các loại độc, đau xương và nhất là đau bụng.
Ở Ấn Độ, người ta dùng cây lá làm Thu*c đắp các vết thương. Rễ củ được dùng làm Thu*c lợi tiêu hoá, dùng đắp tiêu sưng viêm và làm bột đắp gây mưng mủ. Củ còn dùng làm Thu*c lợi tiêu hoá, dùng đắp ngoài trị bệnh quai bị. Do củ thơm nên người ta dùng chế mỹ phẩm. Liều dùng 6-13g, dạng Thu*c sắc, hoặc dùng 4-8g bột uống với nước cơm. Người ta cũng dùng rễ củ nghiền sống với rượu.