Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Chua ngút đốm - Embelia picta A. DC (E. tseriam cottam A. DC.)

Theo y học cổ truyền, dược liệu Chua ngút đốm Quả có tác dụng kháng sinh, làm thông hơi và trừ giun. Ở Ấn Độ, người ta cũng dùng quả làm Thu*c trừ giun và vỏ rễ khô dùng sắc nước ngậm chữa đau răng.

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Chua ngút đốm

Chua ngút đốm - Embelia picta A. DC (E. tseriam cottam A. DC.), thuộc họ Ðơn nem - Myrsinaceae.

Mô tả: Cây bụi cao 2m, nhánh non có lông sát. Lá có phiến bầu dục, dài 6-10cm, rộng 4,5-5,5cm, mỏng, mép có răng mịn ở phần trên, nâu đen mặt trên lúc khô; cuống 1cm. Chùm hoa ở nách lá, dài 4-6cm; hoa trắng; cánh hoa có đốm, cao 2mm, dính nhau ở gốc; nhị 5 đính với cành hoa. Quả tròn, đường kính 3-4mm, màu đỏ.

Ra hoa tháng 5-8.

Bộ phận dùng: Quả, vỏ rễ- Fructus et Cortex Radicis Embeliae Pictae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ và Việt Nam. Ở nước ta có gặp ở Ðồng Nai (Phước Thành) và Bà Rịa - Vũng Tàu (Núi Dinh).

Thành phần hoá học: Quả khô chứa 1,6% embelin, 0,15% oxalat potassium hydrogen và 7,5% chất béo.

Tính vị, tác dụng: Quả có tác dụng kháng sinh, làm thông hơi và trừ giun.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, người ta cũng dùng quả làm Thu*c trừ giun và vỏ rễ khô dùng sắc nước ngậm chữa đau răng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-chua-ngut-dom-embelia-picta-a-dc-e-tseriam-cottam-a-dc)

Tin cùng nội dung

  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Đau răng ngoài việc gây đau dữ dội còn có thể gây nguy hiểm nếu bị nhiễm khuẩn ống tủy. việc phòng chống đau răng nên thực hiện từ khi còn nhỏ.
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây hoàng mộc thường được dùng làm Thu*c chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng Thu*c sắc, hoặc tán bột uống).Cây hoàng mộc còn có tên gọi là cây hoàng mù, Đông y gọi là hoàng liên gai. Là loại cây bụi nhỏ cao 2 - 3m phân nhánh nhiều; gỗ màu vàng; cành có gai chẻ ba dài 1 - 2cm, mọc dưới các cụm lá.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY