Theo y học cổ truyền, dược liệu Cổ yếm Vị đắng, tính hàn; có tác dụng tiêu viêm, giải độc, ngừng ho và long đờm. Ở Trung Quốc, người ta dùng làm Thu*c tu bổ cường tráng và cũng dùng như Cổ yếm lá bóng.
Hình ảnh cây Cổ yếm
Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Cổ yếm
Cổ yếm - Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino, thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae.
Mô tả: Cây thảo mọc leo yếu, không lông; vòi đơn. Lá kép có cuống chung dài 3-4cm; phiến do 5-7 lá chét với mép có răng, dài 3-9 cm, rộng 1,5-3cm. Cây khác gốc; chuỳ hoa thòng. Hoa nhỏ, hình sao; ống bao hoa rất ngắn; cánh hoa rời nhau, cao 2,5mm; nhị 5, bao phấn đính thành đĩa; bầu có 3 vòi nhuỵ. Quả khô, tròn, đường kính 5-9mm, màu đen; hạt 2-3, treo, to 4mm.
Hoa tháng 7-8. Quả tháng 9-10.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Gynostemmae Pentaphylli. Ở Trung Quốc gọi là Giảo cổ lam.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở rừng, rừng thưa, lùm bụi từ vùng đồng bằng tới độ cao 2000m ở nhiều nơi khắp nước ta. Thu hái dây lá vào mùa thu, phơi khô.
Thành phần hoá học: Có gypenoside 1-52 trong đó có 3, 4, 8, 12; còn có flavone, các loại đường.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính hàn; có tác dụng tiêu viêm, giải độc, ngừng ho và long đờm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp Ở Trung Quốc, người ta dùng làm Thu*c tu bổ cường tráng và cũng dùng như Cổ yếm lá bóng.