Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Coca - Erythroxylum coca Lam

Theo y học cổ truyền, dược liệu Coca Lá có vị đắng, mùi thơm, khi nhai sẽ gây cảm giác tê lưỡi. Ngày nay, người ta đã biết những tính chất dược lý của cocain: 1. Gây tê cục bộ, nhất là gây tê bề mặt có các đầu mút thần kinh làm giảm tính dẫn truyền, do hiệu quả ổn định màng neuron thần kinh; 2. Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, khi tiêm qua mạch máu hay hít thở, alcaloid này kích thích các chức năng S*nh l*

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Coca

Coca - Erythroxylum coca Lam., thuộc họ Coca - Erythroxylaceae.

Mô tả: Cây bụi cao 1,5-2m. Lá hình trái xoan hay bầu dục, màu xanh lục, đậm, hơi có mũi nhọn, mép nguyên; gân phụ rất mảnh. Cụm hoa xim gồm 3-10 hoa ở nách lá; hoa mẫu 5, màu vàng; 10 nhị sinh sản. Quả hạch ủo có vỏ ngoài nạc, chứa 1 hạt.

Bộ phận dùng: Lá - Folium Erythroxyli Coca.

Nơi sống và thu hái: Cây có nguồn gốc ở các cao nguyên núi Andes của Pêru, được trồng ở Pêru, Bolivia. Còn có loài E. novo-granatense (Moris) Hieron của Colombia được trồng ở Java và ở nước ta làm hàng rào có hoa màu trắng. Người ta thu hái lá quanh năm và phơi khô, tán bột, đóng gói, làm nguyên liệu chiết xuất cocain.

Thành phần hoá học: Trong lá có vết tinh dầu, tanin, các flavonoid. Các hoạt chất chính là các alcaloid ester dẫn xuất của tropan-3 ( ol: Cocain, cinnamylcocain, truxillin. Còn có các pyrrolidin đơn: alhygrin, cuscohygrin. Hàm lượng của alcaloid thay đổi tuỳ loài và vùng địa lý, từ 0,5 - 2% nhưng chủ yếu là cocain (0,2%). Những mẩu lá coca trồng ở nước ta có hàm lượng cocain là 0,21-0,31%.

Tính vị, tác dụng: Lá có vị đắng, mùi thơm, khi nhai sẽ gây cảm giác tê lưỡi. Ngày nay, người ta đã biết những tính chất dược lý của cocain: 1. Gây tê cục bộ, nhất là gây tê bề mặt có các đầu mút thần kinh làm giảm tính dẫn truyền, do hiệu quả ổn định màng neuron thần kinh; 2. Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, khi tiêm qua mạch máu hay hít thở, alcaloid này kích thích các chức năng S*nh l*, cảm giác, vận động, làm giảm cảm giác mệt, sau giai đoạn kích thích nhất thời, nó làm giảm các trung tâm vận mạch và hô hấp; 3. Tác dụng lên hệ thần kinh tự do. Như kiểu thần kinh giao cảm, cocain ức chế sự tiếp nhận nor-adrenalin ở mức khớp thần kinh; như chất co mạch, tăng huyết áp, dãn con ngươi; nó làm tăng hoạt động của tim ở liều thấp, nhưng với liều cao lại có thể làm ngừng đập tim. Dược động và các hiệu quả S*nh l* quan sát được phụ thuộc vào cách sử dụng (ăn, hút, hít Thu*c, tiêm).

Công dụng, chỉ định và phối hợp Ở Nam Mỹ, người ta sử dụng lá Coca cách đây gần 5000 năm; họ nhai với tro để làm giảm cảm giác đói và mệt. Ngày nay, họ vẫn sử dụng để nhai, sử dụng bột Coca để hút lẫn với Thu*c lá và lá C*n sa, và chất cocain trong lá đã là nguồn gốc của nạn nghiện ma tuý. Trong y học, người ta không còn sử dụng lá Coca và các chế phẩm lấy lá làm dược liệu nữa. Người ta dùng lá làm nguồn chiết xuất alcaloid theo phương pháp kinh điển, nhưng có thể tăng hiệu suất bằng cách biến đổi các alcaloid khác trong lá, dẫn xuất của pseudotropanol thành ecgonin rồi sau đó được metyl hoá và benzoyl hoá. Người ta chế ra chlorhydrat cocain dùng làm Thu*c. Trong một thời gian dài, người ta sử dụng cocain như chất gây tê cục bộ trong nhãn khoa, trong khoa tai - mũi - họng. Do có độc tố nên người ta không dùng trong nhãn khoa mà chỉ còn sử dụng trong khoa tai - mũi họng do các tính chất co mạch. Người ta thường dùng các dẫn xuất tổng hợp không có hiệu quả đối với thần kinh trung ương. Người ta cũng sử dụng cocain trong thành phần của cồn ngọt Brompton: cocain chlorhydrat 10mg, morphin chlorhydrat 5mg hay 10mg, ethanol 1,25ml; xirô thơm 2,5ml, nước có chloroform vừa đủ 10ml. Hằng ngày dùng 6 lần, mỗi lần 10ml, như là chất gây tê. Nhưng vì là loại Thu*c độc nên ngày nay người ta chỉ sử dụng dạng đơn thuần là các Thu*c mới có morphin mà không có cocain nữa.

Ghi chú: Ở các nước như Bolivia, Coloinbia..., có nhiều người sử dụng cocain gây nên nạn nghiện chất này. Cocain thường được sử dụng bằng cách hít hoặc tiêm qua mạch máu. Sau khi hít, sự tập trung dịch tương vẫn khá cao trong khoảng 1 giờ; sự sảng khoái của người nghiện chỉ là nhất thời và sau đó là cảm giác khó chịu. Với liều cao sẽ gây ra những nỗi kinh hoàng. Sự ngộ độc có biểu hiện như đau đầu, nôn mửa, thở gấp, xanh xao và ở giai đoạn tiếp là co giật với chứng xanh tím và sự khó thở, chứng loạn nhịp nhanh; cái ch*t sẽ xuất hiện do sự suy sụp tim - hô hấp. Vì vậy, việc nghiện cocain là một tai hoạ thực sự cho xã hội. Cần hiểu rõ để hạn chế tối đa việc trồng cây coca và sử dụng liên tục cocain làm Thu*c mà không qua biến đổi hoá học và có chỉ dẫn nghiêm túc của thầy Thu*c.

Hình ảnh hoa cây Coca

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-coca-erythroxylum-coca-lam)

Chủ đề liên quan:

cây dược liệu dược liệu

Tin cùng nội dung

  • Lâu nay, một số phương tiện thông tin đại chúng nêu vấn đề dược liệu nhập lậu, dược liệu “bẩn”, dược liệu không đủ chất lượng…
  • Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, nước ta rất dồi dào về nguồn nguyên liệu dược phẩm. Tuy nhiên, thực tế là phần lớn nguồn dược liệu phục vụ bào chế, sản xuất Thu*c tân dược, Thu*c Đông y...
  • Trong kho tàng dược liệu phong phú của đất nước ta, những cây quả thuộc họ bí vừa là nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày vừa cho những vị Thuốc thông dụng chữa được nhiều bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Tử trùng giao, tên dân gian là cánh kiến đỏ, tên Thu*c trong y học cổ truyền là tử giao, xích giao, tử khoáng, tử thảo nhung, tử ngạnh, hoa một dược, là nhựa của tổ con rệp (bọ rùa) cánh kiến đỏ.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY