Mô tả: Cây của đầm lầy, sống nhiều năm, có nhiều chồi và thân rễ, cao 40-100cm; thân có 3 cạnh bên, mặt lõm. Lá dài bằng nửa thân, có bẹ dài. Cụm hoa mang 3-10 tia dài 3-8cm, mỗi tia mang 4-10 bông nhỏ; mỗi bông nhỏ dài 15-22mm mang 20-40 hoa; lá bắc rộng, dài hơn cụm hoa. Quả bế nâu đen, vòi nhuỵ chẻ ba.
Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Ôxtrâylia. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng phổ biến ở các vùng ven biển. Thu hái thân rễ, rửa sạch, thái lát, phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Cói nước có vị ngọt hơi the, mùi thơm, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thông huyết mạch.
Công dụng, chỉ định và phối hợp Cói nước dùng dệt chiếu, thảm, đệm, và nhiều mặt hàng thủ công khác. Củ được dùng chữa bí đái, đầy tức, thuỷ thũng, sản hậu lách to, nặng bụng, tiêu hoá kém; còn dùng chữa kinh nguyệt bế tắc, lợm giọng buồn nôn. Ngày dùng 10-20g, dạng Thu*c sắc.
Chủ đề liên quan:
cây cói cây dược liệu chữa bí đái cói nước đầy tức dược liệu kinh nguyệt bế tắc lợm giọng buồn nôn nặng bụng sản hậu lách to thuỷ thũng tiêu hoá kém