Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Cúc đồng tiền dại, Cây men rượu - Gerbera piloselloides (L., ) Cass

Theo y học cổ truyền, Cúc đồng tiền dại Vị hơi đắng, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, kháng sinh, chống ho, làm long đờm, lợi tiểu, hoạt huyết, giảm đau. Thường dùng trị: Cảm lạnh và ho, lao phổi, khái huyết giả; Viêm hầu họng, viêm hạch hạnh nhân, viêm kết mạc cấp; Loét dạ dày và hành tá tràng, viêm dạ dày ruột, kiết lỵ; Viêm thận phù thũng, đái đục; Trẻ em cam tích...

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Cúc đồng tiền dại

Cúc đồng tiền dại, Cây men rượu - Gerbera piloselloides (L., ) Cass, thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, có gốc dày. Lá hình thuẫn hay trái xoan, mọc từ gốc, chóp tròn, mép nguyên; mặt trên phiến có lông thưa, mặt dưới có lông mềm dày. Cụm hoa đầu to; lá bắc hình sợi nhọn, có lông nhiều ở mặt ngoài. Hoa trắng ở trong, tím hồng ở ngoài. Quả bế hình thoi dẹp có 4-5 cạnh, mang mào lông.

Ra hoa vào tháng 4-6.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Gerberae Piloselloidis.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc trên đất núi đá vôi và rừng thưa các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Bắc Thái, Lạng Sơn, đến tận Kontum, Gia Lai và Lâm Đồng. Còn phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc. Thu hái cây vào mùa hạ, mùa thu; rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Có khi người ta chỉ lấy cây bỏ hoa, hoặc chỉ dùng rễ.

Tính vị, tác dụng: Vị hơi đắng, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, kháng sinh, chống ho, làm long đờm, lợi tiểu, hoạt huyết, giảm đau.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Thường dùng trị :

1. Cảm lạnh và ho, lao phổi, khái huyết giả;

2. Viêm hầu họng, viêm hạch hạnh nhân, viêm kết mạc cấp;

3. Loét dạ dày và hành tá tràng, viêm dạ dày ruột, kiết lỵ;

4. Viêm thận phù thũng, đái đục;

5. Trẻ em cam tích. Liều dùng 15-30g, dạng Thu*c sắc. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, rắn độc cắn, mụn nhọt và viêm mủ da, viêm *m đ*o do trùng roi. Giã cây tươi đắp chỗ đau, hoặc nấu nước để rửa.

Ở Ấn Độ, có nơi người ta dùng nước hãm rễ xông tai chữa đau tai; rễ còn dùng nấu với sữa hoặc hãm uống chữa đau ngực.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-cuc-dong-tien-dai-cay-men-ruou-gerbera-piloselloides-l-cass)

Tin cùng nội dung

  • Kiết lỵ là hội chứng viêm ruột do trực khuẩn lỵ hoặc amip gây ra, y học cổ truyền xếp vào chứng “lỵ tật”.
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Đơn đỏ còn gọi là mẫu đơn, trang son, bông trang đỏ. Bên cạnh được trồng làm cảnh, đơn đỏ còn được thu hái rễ làm Thu*c quanh năm.
  • Tôi bị kiết lỵ đã mấy tuần nay, đau bụng, mót rặn và đi đại tiện phân có nhầy máu. Tôi đã dùng Thu*c uống nhưng không khỏi.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY