Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Cúc tam thất, Thổ tam thất, Bạch truật nam - Gynura segetum (Lour.) Merr. (G. Japonica (Thunb.) Juel.)

Theo y học cổ truyền, Cúc tam thất Vị ngọt, tính ấm; có tác dụng hoạt huyết tán ứ, cầm máu, tiêu sưng. Chữa bị thương ứ máu sưng đau, thổ huyết, sau khi đẻ đau huyết khí. Người ta sử dụng nó như vị Tam thất, vì vậy mà có tên trên.

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Cúc tam thất

Cúc tam thất, Thổ tam thất, Bạch truật nam - Gynura segetum (Lour.) Merr. (G. Japonica (Thunb.) Juel.), thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, cao 50-110cm, lúc non màu tím tía. Rễ mầm tròn, trong có chất bột màu trắng, lúc tươi hơi có nhớt. Lá mọc so le sít nhau; phiến xoan, dài 10-25cm, rộng 5-10cm, xẻ thuỳ lông chim không đều, mép có răng to thưa, trên mặt lá đôi khi có nhiều đốm tím; cuống dài 2-4cm, có tai như lá kèm, hình buồm rộng. Cụm hoa đầu màu vàng sẫm đến vàng cam, có cuống dài, có lá bắc nhỏ; bao chung cao 1-5cm với vài lá bắc phía ngoài nhỏ. Quả bế có lông mào trắng.

Hoa tháng 9-10, quả tháng 4-6.

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Gynurae Segeti, có tên là Cúc tam thất

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam, cây thường mọc hoang ở vùng chân núi, đồi cỏ hoặc bãi bằng ở nhiều nơi miền núi và cũng được trồng để lấy củ làm Thu*c. Thu hái quanh năm, rửa sạch, thái miếng, phơi khô; khi dùng sao vàng.

Thành phần hoá học: Trong củ có seneciphyllinin và seneciphyllin.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, tính ấm; có tác dụng hoạt huyết tán ứ, cầm máu, tiêu sưng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Chữa bị thương ứ máu sưng đau, thổ huyết, sau khi đẻ đau huyết khí. Người ta sử dụng nó như vị Tam thất, vì vậy mà có tên trên. Liều dùng 6-12g, dạng Thu*c sắc. Ta thường dùng chữa bệnh phụ nữ có mang chán cơm, hay người gầy nóng ruột háu đói mà nhác ăn (có tác dụng bổ tỳ vị gần như Bạch truật, nên có tên gọi là Bạch truật nam). Dùng ngoài giã nhỏ đắp chữa sưng đau, mụn nhọt, rắn cắn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-cuc-tam-that-tho-tam-that-bach-truat-nam-gynura-segetum-lour-merr-g-japonica-thunb-juel)

Tin cùng nội dung

  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Người xưa có câu: “Trên trời có sâm bồ câu, trên cạn có chim cút, dưới ao đầm có sâm tôm, lươn, dưới biển có hải sâm, hải mã...”.
  • Với nhiều đàn ông, sức khỏe S*nh l* rất quan trọng, họ luôn tìm cách để tăng sức mạnh, trong đó có dùng nhân sâm, tam thất. Một số người cho biết, sau khi sử dụng nhân sâm, tam thất quá nhiều lại dẫn đến liệt dương.
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Tam thất còn có tên điền tam thất, sâm tam thất. Một số dược liệu mang tên tam thất: Tam thất Nam là thân rễ của cây Stahlianthus thoreli Gagnep, thuộc họ Gừng Zingiberaceae.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Cùng với nhân sâm, linh chi,... tam thất cũng được coi là một vị Thuốc quý từ xa xưa.
  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY