Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Dâu tàu, Dâu Úc - Morus australis Poir. (M. acidosa Griff.)

Theo Đông Y, Dâu tàu Quả, thân giải nhiệt, nhuận tràng, giải khát, làm dịu cơn sốt; vỏ trị giun và xổ; lá sắc làm nước súc miệng khi bị viêm thanh quản; rễ trị giun và làm se. Người ta thường dùng lá làm tăng sự tiết chữa cảm, ho, mất ngủ. Quả dùng chữa thiếu máu, mắt mờ. Xirô quả chín dùng bôi chữa đau họng, lở miệng lưỡi.

1.Cây Dâu tàu, Dâu Úc - Morus australis Poir. (M. acidosa Griff.), thuộc họ Dâu tằm - Moraceae.

2.Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Dâu tàu

Mô tả: Cây to có thể cao đến 15m, nhưng do trồng trọt và cắt tỉa mà có dạng cây nhỡ 2-3m, cành yếu. Lá có phiến thon xoan dài 6-15cm, rộng 4-10cm, gốc hình tim cạn, có khi chia 3-5 thuỳ, mỏng, không lông, gân gốc 3, mép có răng, có chai ở đầu; cuống lá ngắn, lá kèm 5mm. Bông đuôi sóc thòng, bông đực dài 2cm, bông cái dài 1cm. Hoa mẫu 4, bầu 2 vòi nhuỵ dài 1,5mm, dính nhau. Quả to đậm, gần như đen.

Mùa hoa tháng 5-7.

Bộ phận dùng: Quả, vỏ, lá, rễ - Fructus, Cortex, Folium et Radix Mori Australis.

Nơi sống và thu hái: Cây của Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan Lào, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Ôxtrâylia. Được trồng ở khắp cả nước ta lấy lá mỏng dùng nuôi tằm. Các bộ phận của cây dùng làm Thu*c thu hái quanh năm. Quả hái khi chín.

Thành phần hoá học: Lá giàu các acid amin, phenylalanin, leucin, alanin, arginin, sarcosin, acid pipecolic. Lá cũng chứa các protein, các vitamin C, B, D, các acid hữu cơ: succinic, propionic, isobutyric, còn có tanin. Quả có đường, protid, tanin, và vitamin C.

Tính vị, tác dụng: Ở Ấn Độ, người ta cho biết một số tính chất và tác dụng của các bộ phận. Quả, thân giải nhiệt, nhuận tràng, giải khát, làm dịu cơn sốt; vỏ trị giun và xổ; lá sắc làm nước súc miệng khi bị viêm thanh quản; rễ trị giun và làm se.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta thường dùng lá làm tăng sự tiết chữa cảm, ho, mất ngủ. Liều dùng 6-18g, dạng Thu*c sắc rễ chữa hen suyễn, tiểu tiện ít, thấp khớp, đau nhức xương. Liều dùng 6-12g, dạng Thu*c sắc. Quả dùng chữa thiếu máu, mắt mờ; ngày dùng 12-20 quả ngâm rượu hoặc nước dùng uống. Xirô quả chín dùng bôi chữa đau họng, lở miệng lưỡi.

Ghi chú: Ta còn dùng vài loài khác:

- Morus cathayana Hemsl. f. culta Gagnep; thường gọi là bầu, thuộc loại cây gỗ lớn, có lá hình tim, mép có răng; bông cái dài 2,5cm, quả vàng giữa bao hoa phù, màu đỏ chói. Trồng ở Bà Rịa. Bến Tre.

- Morus macroura Miq., thường gọi là Dâu chùm dài hay Dâu quả dài, thuộc loại cây gỗ lớn, với lá hình tim rộng có răng thấp; bông cái dài 4-12cm; quả vàng nhạt. Trồng ở Nghệ An và Hoà Bình.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-duoc-lieu-cay-dau-tau-dau-uc-morus-australis-poir-m-acidosa-griff)

Tin cùng nội dung

  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Thông thường một ngày cần 8 tiếng nghỉ ngơi giúp khôi phục hoặt động của não bộ sau một ngày lao động mệt mỏi. Ít ngủ sẽ là “kẻ thù” số 1 dẫn tới sự suy giảm hoạt động của não bộ
  • Theo y học cổ truyền, tất cả các bệnh có đau nhức ở khớp xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê, nặng ở tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng tý hay bệnh tý.
  • Trong đời sống, sen có nhiều lợi ích thiết thực, các bộ phận của cây này vừa được dùng để làm thức ăn bổ dưỡng, vừa được dùng để làm Thu*c.
  • (Mangyte) - Dạo này em không biết mình bị gì mà cứ mất ngủ hoài, trung bình mỗi ngày em ngủ được có 5 tiếng.
  • Cây sản đắng còn có tên khác là thanh ngâm, mật cá, thằm ngăm đất, cỏ mật đất còn, Người Thái gọi là co kham đin. Tên khoa học là Picria terrae Lour, thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaeae). Là loài cây thân cỏ, sống hằng năm cao khoảng 20cm.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận. Có tác dụng ôn trung (ấm bụng), noãn thận (ấm thận), kích thích tiêu hóa, chỉ huyết.
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY