Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Dây quai bị - Tetrastigma strumarium Gagnep

Dược liệu Dây quai bị Lá tươi giã nhỏ vắt lấy nước uống chữa sốt, nhức đầu; bã còn lại đem nấu và xoa bóp khắp người như kiểu đánh gió. Cũng thường dùng chữa quai bị, nhọt mủ, gẫy xương, lấy 50-100g lá tươi giã đắp.

Hình ảnh cây Dây quai bị - Tetrastigma strumarium Gagnep

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Dây quai bị

Dây quai bị - Tetrastigma strumarium Gagnep., thuộc họ Nho - Vitaceae.

Mô tả: Dây leo, thân hơi dẹp; tua cuốn đơn. Lá mang 5 lá chét, từng đôi lá chét bên trên một cuống phụ chung, phiến lá dày như da, mặt dưới mốc, gân phụ 4-5 cặp, khó nhận, mép có 4-5 răng tù. Ngù hoa ngắn ở nách lá; hoa trắng, thuôn; cánh hoa dài 2,5mm. Quả mọng tròn tròn, vàng vàng, to cỡ 1,5cm; hạt 2-3.

Ra hoa vào tháng 3-4, có quả tháng 8-11.

Bộ phận dùng: Lá - Folium Tetrastigmae Strumarii.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở các lùm bụi, bờ rào và rừng còi, nhiều nơi ở Cao Bằng, Quảng Ninh, Hoà Bình, Hà Tây, Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng tới Ninh Thuận. Còn phân bố ở Campuchia, Philippin. Thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá tươi giã nhỏ vắt lấy nước uống chữa sốt, nhức đầu; bã còn lại đem nấu và xoa bóp khắp người như kiểu đánh gió. Cũng thường dùng chữa quai bị, nhọt mủ, gẫy xương, lấy 50-100g lá tươi giã đắp.

Đơn Thu*c:

1. Chữa gẫy xương; dùng lá Dây quai bị phối hợp với lá Đại bi, củ Sả, lá Náng hoa trắng, lá Dâu tằm, gà con mới nở, xôi nếp, cùng giã đắp bó.

2. Chữa viêm tai giữa, dùng lá Dây quai bị giã nát lấy nước nhỏ vào tai.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-day-quai-bi-tetrastigma-strumarium-gagnep)

Tin cùng nội dung

  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • (Mangyte) - Em 25 tuổi, lúc 12 tuổi có bị bệnh quai bị, vậy có bị lại lần 2 không? Và tuổi của em có Thu*c chích ngừa quai bị không?
  • Trong các trường hợp vô sinh ở nam giới, có một số đối tượng bị biến chứng teo tinh hoàn do mắc bệnh quai bị trong thời gian còn trẻ.
  • Trước đây em bị bệnh quai bị và từ đó tinh hoàn bên to bên nhỏ. Tình trạng này có ảnh hưởng đến sinh sản và khả năng chăn gối của em không? (Hoan).
  • Tôi bị bệnh quai bị đến nay là 6 tháng. Tinh hoàn của tôi bị viêm và teo nhỏ, bây giờ chỉ bằng ngón tay trỏ.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut thuộc nhóm Paramyxovirus; hay xảy ra vào mùa xuân, thường gặp ở trẻ 5 - 10 tuổi. Triệu chứng chủ yếu là sưng tuyến mang tai; bệnh nặng có thể tổn thương thần kinh, viêm tinh hoàn - mào tinh, viêm tụy cấp, viêm khớp...
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến các tuyến mang tai (một trong ba cặp của tuyến nước bọt và nằm ở phía trước dưới của tai). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 5 đến 9 tuổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY