Ẩm thực hôm nay

Bài Thuốc chữa quai bị

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut thuộc nhóm Paramyxovirus; hay xảy ra vào mùa xuân, thường gặp ở trẻ 5 - 10 tuổi. Triệu chứng chủ yếu là sưng tuyến mang tai; bệnh nặng có thể tổn thương thần kinh, viêm tinh hoàn - mào tinh, viêm tụy cấp, viêm khớp...
Y học hiện đại chưa có Thuốc điều trị đặc hiệu bệnh này, chủ yếu điều trị triệu chứng và cách ly.

Đông y gọi quai bị là “hà mô ôn”, một bệnh độc ôn dịch. Nguyên nhân do dịch độc qua mũi, miệng vào kinh thiếu dương, rồi theo đởm kinh ra ngoài sinh bệnh. Can và đởm có quan hệ biểu lý và tạng phủ nên có cả các triệu chứng của can và kinh can kèm theo (viêm tinh hoàn, tổn thương thần kinh, viêm tụy...).

Trường hợp nhẹ, người bệnh thấy ê ẩm vùng dái tai, sau đó sưng nóng đỏ đau, có thể phát sốt, đau đầu, mệt mỏi, nôn mửa, sưng tuyến mang tai (một hoặc hai bên). Trường hợp nặng, người bệnh sốt cao, mê sảng, viêm tuyến mang tai, viêm tinh hoàn, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác, hữu lực.

Phép chữa là thanh nhiệt giải độc hoặc khu phong thanh nhiệt giải độc tiêu viêm. Dùng một trong các bài Thuốc sau:

Bài 1: hạt gấc mài với giấm, bôi vào chỗ viêm tuyến mang tai, ngày 3 - 5 lần; trước khi bôi nên dùng vôi tôi khoanh chỗ bị sưng đau.

Bài 2: kinh giới 12g, kim ngân 12g, bồ công anh 16g, sài hồ 10g, sài đất 20g, chỉ xác 8g, thổ phục linh 12g, cam thảo nam 8g, bạc hà (cho sau) 6g. Sắc uống.

Bài 3: sài hồ 12g, bồ công anh 16g, hạ khô thảo 12g, kim ngân 12g, ngưu bàng tử 8g, liên kiều 8g, hoàng cầm 8g. Sắc uống.

Bài 4: sài hồ 4g, cát căn 12g, ngưu bàng tử 12g, thăng ma 8g, liên kiều 8g, thiên hoa phấn 8g, hoàng cầm 8g, cát cánh 8g, thạch cao (sắc trước) 16g. cam thảo 4g. Sắc uống. Đơn Thuốc dùng cho cả bệnh nặng; nếu tuyến mang tai đau và rắn, thêm sạ can 8g; nếu dấu hiệu viêm tinh hoàn, gia hạt vải 12g, khổ luyện tử 12g.

Bài 5: hoàng cầm 20g, sài hồ 8g, bản lam căn 5g, hoàng liên 15g, thăng ma 4g, cam thảo 8g, ngưu bàng tử 5g, huyền sâm 8g, cát cánh 8g, liên kiều 8g, trần bì 8g, cương tằm 4g, mã bột 6g, bạc hà (cho sau) 5g. Sắc uống. Dùng cho bệnh nặng có dấu hiệu biến chứng.

Lưu ý: quai bị là bệnh truyền nhiễm nên khi mắc bệnh cần cách ly người bệnh để tránh lây lan; chăm sóc răng miệng tốt hằng ngày; nên ăn thức ăn mềm, đủ chất, dễ tiêu, dễ nuốt (vì khả năng nhai kém). Người bệnh cần được nằm nghỉ, đắp bằng nước hạt gấc mài trong giấm vùng tuyến mang tai. Trường hợp nặng, người bệnh sốt cao có thể dùng Thuốc hạ nhiệt, giảm đau như paracetamol. 

BS. Tiểu Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bai-thuoc-chua-quai-bi-896.html)

Tin cùng nội dung

  • Vừa qua, con tôi bị mắc quai bị phải nghỉ học để tránh lây bệnh. Đến nay, con tôi đã đỡ nhưng không biết bệnh này có gây biến chứng gì không?
  • Quai bị là bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó hay gặp là viêm tinh hoàn…
  • Quai bị có biến chứng viêm tinh hoàn xảy ra ở nam giới có thể gây vô sinh do làm tổn thương các tế bào sinh tinh trong ống sinh tinh.
  • Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận một bé trai 10 tuổi bị biến chứng viêm tinh hoàn khi mắc quai bị.
  • (Mangyte) - Em 25 tuổi, lúc 12 tuổi có bị bệnh quai bị, vậy có bị lại lần 2 không? Và tuổi của em có Thu*c chích ngừa quai bị không?
  • Trong các trường hợp vô sinh ở nam giới, có một số đối tượng bị biến chứng teo tinh hoàn do mắc bệnh quai bị trong thời gian còn trẻ.
  • Trước đây em bị bệnh quai bị và từ đó tinh hoàn bên to bên nhỏ. Tình trạng này có ảnh hưởng đến sinh sản và khả năng chăn gối của em không? (Hoan).
  • Tôi bị bệnh quai bị đến nay là 6 tháng. Tinh hoàn của tôi bị viêm và teo nhỏ, bây giờ chỉ bằng ngón tay trỏ.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến các tuyến mang tai (một trong ba cặp của tuyến nước bọt và nằm ở phía trước dưới của tai). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 5 đến 9 tuổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY