Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh biến chứng của bệnh quai bị

Bệnh quai bị ít gây Tu vong nhưng phụ nữ có thai bị quai bị có thể bị sảy thai, đẻ non, ở nam giới tuổi trưởng thành nếu viêm tinh hoàn nặng cả hai bên có thể dẫn đến vô sinh.

Ths.bs. đặng thị kim hạnh – phụ trách phòng tiêm chủng đại học y tế công cộng - nguyên trưởng khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm, trung tâm kiểm soát bệnh tật hà nội cho biết, bệnh quai bị hay còn được gọi là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai do virus quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính.

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường thành dịch vào mùa Đông – Xuân. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp của người bệnh.

Các triệu chứng của bệnh quai bị. Ảnh: TL. Triệu chứng bệnh quai bị

Khi bị mắc, người bị bệnh quai bị sẽ có một số triệu chứng sau:

Sốt: Ban đầu sốt nhẹ sau đó tăng dần lên đến 39-40°C.

Đau đầu.

Mệt mỏi, đau nhức cơ.

Mất cảm giác ngon miệng- Các tuyến mang tai sưng lên và đau.

Bệnh quai bị ít gây Tu vong nhưng phụ nữ có thai bị quai bị có thể bị sảy thai, đẻ non, ở nam giới tuổi trưởng thành nếu viêm tinh hoàn nặng cả hai bên có thể dẫn đến vô sinh.

Bệnh quai bị có rất nhiều biến chứng nguy hiểm. ảnh minh họa.

Cách phòng tránh bệnh quai bị

Để phòng chủ động phòng chống bệnh quai bị, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo:

Thường xuyên rửa tay với xà phòng, bảo đảm vệ sinh nhà ở, lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên đeo khẩu trang để tránh những viêm nhiễm gây nên bệnh quai bị.

Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị rất quan trọng cho những trẻ dậy thì, thiếu niên và người trưởng thành chưa có miễn dịch.

Khi có người bị bệnh phải nên nghỉ ngơi tại nhà để cách ly (khoảng 10 ngày), tránh lây lan cho các người khác.

Khi có người bị bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử trí kịp thời.

Theo Nam Anh/Gia đình Việt Nam

Link bài gốc Lấy link

https://giadinhvietnam.com/dau-hieu-nhan-biet-va-cach-phong-tranh-bien-chung-cua-benh-quai-bi-d165590.html

Theo Nam Anh/Gia đình Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/dau-hieu-nhan-biet-va-cach-phong-tranh-bien-chung-cua-benh-quai-bi/20210113091633819)

Tin cùng nội dung

  • Với những người chưa bị mắc bệnh nên trang bị cho mình những kiến thức phòng tránh bệnh trước khi quá muộn.
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp, là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi.
  • Trong điều trị sỏi thận thường có 3 phương pháp được dùng: Điều trị nội khoa, điều trị bằng phương pháp ít sang chấn, phẫu thuật.
  • Gần đây tôi cảm thấy mệt mỏi và ăn uống kém, đi khám lại và được chẩn đoán là u hạt vàng thận. Sau điều trị tạm thời ổn định.
  • Chị tôi bị loét dạ dày điều trị đã ổn định. Gần đây đi khám chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Xin hỏi Mangyte, ung thư có mầm mống trước đó hay do loét thành ung thư?
  • Bà Nguyễn T. H. (61 tuổi, phố Phùng Hưng, Đan Phượng, Hà Nội) Tu vong một thời gian sau phẫu thuật cắt bỏ ¾ dạ dày vì có khối u to bằng quả trứng.
  • Triệu chứng viêm ruột thừa đối với trẻ nhỏ, dấu hiệu nhận biết viêm ruột thừa khá đặc trưng: đau bụng.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut thuộc nhóm Paramyxovirus; hay xảy ra vào mùa xuân, thường gặp ở trẻ 5 - 10 tuổi. Triệu chứng chủ yếu là sưng tuyến mang tai; bệnh nặng có thể tổn thương thần kinh, viêm tinh hoàn - mào tinh, viêm tụy cấp, viêm khớp...
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến các tuyến mang tai (một trong ba cặp của tuyến nước bọt và nằm ở phía trước dưới của tai). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 5 đến 9 tuổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY