Đây đều là những căn bệnh từng lây nhiễm trên diện rộng trong quá khứ, khiến không ít người Tu vong. trong suốt những năm 1960, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển vaccine ngừa bệnh cho từng loại. song một thập kỷ sau, họ quyết định gộp cả ba thành một loại duy nhất.
Vaccine sởi là chủng ngừa đầu tiên trong ba loại trên, ra đời vào năm 1963. tiếp sau đó là vaccine quai bị vào năm 1967 và rubella vào năm 1969. hai năm sau khi vaccine rubella xuất hiện, ông maurice hilleman thuộc viện nghiên cứu trị liệu merck đã phát triển một loại vaccine kết hợp, cung cấp miễn dịch cho cả ba loại virus gây các bệnh trên.
Trước đó, hilleman được ghi nhận là người đã nghiên cứu ra vaccine sởi và quai bị đầu tiên. ông bắt đầu nghiên cứu cách kết hợp một hệ thống miễn dịch cho mỗi loại virus. sử dụng nghiên cứu trước đây của mình và vaccine rubella do stanley plotkin phát triển vào năm 1969, hilleman đã tạo ra vaccine mmr thành công đầu tiên chỉ sau hai năm.
Theo cdc mỹ, một liều vaccine mmr có hiệu quả ngừa bệnh đến 93% đối với bệnh sởi, 78% với quai bị và 97% hiệu quả đối với rubella. trong khi hai liều vaccine cùng loại sẽ cho hiệu quả cao hơn một liều. cụ thể, mmr có hiệu quả 97% đối với bệnh sởi và 88% hiệu quả đối với bệnh quai bị.
Bệnh than được cho là có từ khoảng năm 700 trước Công nguyên, nhưng mãi đến những năm 1700 mới có nghiên cứu lâm sàng y học đầu tiên về căn bệnh này.
Trong suốt những năm 1800, một loạt các nghiên cứu đã được tiến hành nhằm xác định căn bệnh này bắt nguồn từ đâu, vi khuẩn có thể sống được bao lâu và lây truyền qua động vật thế nào. các nghiên cứu đó đã mở đường cho những nỗ lực điều chế vaccine ngừa bệnh than đầu tiên vào năm 1881.
Năm 1937, nhà khoa học max sterne đã tạo ra một loại vaccine phòng bệnh than thành công và được sử dụng trong chăn nuôi. phiên bản vaccine này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay với mục đích nhằm giảm lây truyền từ động vật sang người. 13 năm sau, vaccine bệnh than đầu tiên dùng cho người đã được tạo ra và cung cấp cho những người làm việc trong các nhà máy chế biến động vật ở mỹ.
Một loại vaccine bệnh than mới cập nhật đã được phát triển tiếp vào năm 1970, là nền tảng cho loại vaccine được sử dụng để ngăn ngừa bệnh này ở người ngày nay.
Bệnh thủy đậu nguyên phát (varicella), thường được gọi là thủy đậu (chickenpox), từng bị chẩn đoán nhầm thành bệnh đậu mùa. cho đến cuối những năm 1800, các nhà khoa học mới xác nhận thủy đậu và đậu mùa là hai căn bệnh khác nhau.
Tiếp theo đó, vào những năm thập niên 1950, các nhà khoa học đã phân biệt varicella với herpes zoster (bệnh zona). họ tiến hành các nghiên cứu tiếp theo và dẫn đến sự phát triển vaccine đầu tiên cho bệnh thủy đậu ở nhật bản vào những năm 1970. loại vaccine này đã được cấp phép sử dụng ở mỹ từ năm 1995 đến nay.
Bệnh zona, hay còn gọi là zona thần kinh, bắt nguồn từ cùng một loại virus gây bệnh thủy đậu. hai nguồn lây nhiễm khiến bệnh zona có thể phát triển là sau khi người đó bị nhiễm thủy đậu, hoặc không tiêm vaccine thủy đậu.
Mối liên hệ giữa bệnh zona và bệnh thủy đậu được các nhà khoa học chú ý lần đầu tiên vào năm 1953. trong suốt những năm 1960, các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh zona phổ biến ở người cao tuổi nhiều hơn so với người trẻ. nhưng mãi đến năm 2006, loại vaccine phòng bệnh zona thương mại đầu tiên mới được cấp phép sử dụng rộng rãi tại mỹ.
Một loại vaccine khác mới được cấp phép gần đây dùng ngừa bệnh zona. vaccine mới đi kèm với khuyến nghị của ủy ban tư vấn về thực hành chủng ngừa mỹ năm 2018 với nội dung người lớn từ 60 tuổi trở lên nên được tiêm vaccine phòng bệnh.
Viêm gan b là loại virus mới được phát hiện gần đây bởi bác sĩ baruch blumberg vào năm 1965. chỉ bốn năm sau khi phát hiện chủng virus mới lần đầu tiên, blumberg đã điều chế ra vaccine viêm gan b đầu tiên, bằng cách sử dụng một loại virus đã qua quá trình xử lý nhiệt.
12 năm sau, vào năm 1981, fda đã phê chuẩn vaccine của blumberg là chủng ngừa viêm gan b được sử dụng với mục đích thương mại đầu tiên, bao gồm các mẫu huyết thanh hiến tặng bởi những người bị nhiễm bệnh.
Sau đó, vào năm 1986, một loại vaccine tổng hợp mới, không cần sử dụng huyết thanh nữa, đã thay thế loại ban đầu. vì bệnh viêm gan b có thể gây biến chứng và phát triển thành ung thư gan, nhờ đó, vaccine viêm gan b cũng được xem là vaccine chống ung thư đầu tiên.
Virus hpv gây ra bệnh u nhú ở người, từng là bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c phổ biến ở mỹ. các nghiên cứu cho thấy hơn 80% phụ nữ sẽ nhiễm virus vào một thời điểm nào đó trong đời.
Hai chủng hpv được cho là có nguy cơ khiến người nhiễm mắc bệnh ung thư cổ tử cung lên đến 70%. đây là căn bệnh có thể gây ra hàng trăm nghìn ca Tu vong mỗi năm. mối liên hệ giữa hpv và ung thư cổ tử cung được phát hiện lần đầu vào năm 1981. các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu trong hơn hai thập kỷ, trước khi một loại vaccine khả thi được tung ra thị trường.
Vaccine hpv đầu tiên được phát triển ở mỹ vào năm 2006. các nghiên cứu tiếp theo đã dẫn đến sự phát triển của hai loại vaccine kể từ loại đầu tiên. ngày nay, các khuyến nghị tiếp nhận vaccine hpv phần lớn phụ thuộc vào độ tuổi.