Mô tả: Dây leo cao, nhánh tròn xanh xanh hay đỏ; tua cuốn đơn. Lá chét 3, không lông, mỏng, mép có răng; gân phụ 6-8 cặp, gân chính đỏ; lá chét cuối dài 14-17cm, rộng 7cm. Cụm hoa ngù ở nách lá; hoa đơn tính, cánh hoa 4, cao 1,5mm, màu hồng hồng. Quả mọng, cao 1,5cm, rộng 6-10mm, đỏ, hột 1-2.
Nơi sống và thu hái: Cây đặc hữu của Đông Dương, mọc hoang ở đồi núi, nơi có lùm cây rậm rạp, có gặp ở Kontum, An Giang.
Tính vị, tác dụng: Lương y Nguyễn An Cư đã viết về Dây rơm như sau: Vị hơi ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng thanh tân, giải khát, trừ phong nhiệt, khu phiền, nhuận táo, chỉ khái thấu, hạ đờm, tiêu đạo. Là Thu*c lương giải.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Nhân dân thường dùng nước ở trong cây uống giải khát; còn dùng dây làm Thu*c trị ban, sốt, bổ gân cốt. Có người dùng dây trị đau dạ dày: lấy một đoạn cỡ gang tay, chẻ làm hai, nhúng vào mật đem nướng vàng, rồi chặt ra bỏ vào siêu sắc uống.
Đơn Thu*c: Chữa huyết áp tăng cao, nhức đầu buổi sáng, đau cứng 2 gân cổ, rần rần trên đầu khó chịu; dùng Nhãn lồng 10g, lá Vông nem 10g, Mắc cỡ gai 10g, rễ Nhàn rừng 10g, lá Kiến cò 10g, Dây rơm 10g, Ráng bay 10g, Phục linh 10g, hiệp chung 1 thang, sắc 3 chén nước còn 8 phân uống. Ngày 1 thang.
Chủ đề liên quan:
cây dược liệu Chữa huyết áp tăng cao đau cứng 2 gân cổ dược liệu nhức đầu buổi sáng