Mô tả: Dây leo to, rộng 10cm ở gốc, có mủ trắng; vỏ nứt, có bầu. Lá nguyên, dạng tim, không lông, có 5-7 gân chính. Cụm hoa chuỳ kép ở thân già dài 40-50cm. Hoa nhỏ, đơn tính, thơm. Hoa đực có 6 lá đài, 3 cánh hoa, 20-30 nhị. Hoa cái có 4-5 lá noãn. Quả hạch tròn, hơi dẹp, to 1-2 cm, màu đỏ.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc ở rừng và ven rừng, nhiều nơi từ Nghệ An tới Lâm Đồng, Tây Ninh. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.
Thành phần hoá học: Trong cây có các alcaloid picrotoxin, cocculin, anamirtin. Vỏ quả chứa các alcaloid menispermin và paramenispermin; cả hai đều không có hoạt tính làm Thu*c; độ độc do có picrotoxin. Hạt chứa một chất dầu màu vàng (50%) gồm có stearin và một chất kết tinh không có N là picrotoxin (1-1,5%) rất đắng, ít tan trong nước, tan trong rượu và các dung dịch kiềm.
Tính vị, tác dụng: Vỏ quả không mùi nhưng vị chát; thịt quả có vị cay; nhân hạt rất đắng do chất picrotoxin. Chất này rất độc đối với các loài động vật có xương sống; nó tác dụng trên hành tuỷ, não, tuỷ sống và sau cùng là đến tim. Liều chí tử vào khoảng 2,5g. Nó cũng độc với các loài có máu lạnh, nên được dùng để duốc cá (vài quả là đủ) song cá bắt được có độc, nên khi ăn, cần vứt bỏ ruột cá đi.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cây và quả được dùng ở Ấn Độ, Malaixia và cả ở Việt Nam để duốc cá. Ở Ấn Độ, hạt được dùng trong việc điều trị bệnh lao phổi; Thu*c mỡ từ quả hạch dùng để trừ sâu bọ và chữa các bệnh ngoài da và da đầu. Hạt được dùng ở Philippin cũng như ở Anh để diệt chấy rận. Thông thường, quả tán thành bột có thể sử dụng với liều thấp (0,5-4mg) để chữa chứng múa giật, nhưng chủ yếu làm Thu*c giải độc khi bị ngộ độc cấp tính bởi các barbituric (Thu*c ngủ) là những chất gây giảm áp thần kinh với liều 0,25g. Rễ được dùng ở Philippin làm Thu*c chữa sốt, khó tiêu và làm Thu*c điều kinh.