Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Thời gian ngủ và Thuốc ngủ

Tôi có con trai lên 8 tuổi. Không hiểu sao từ bé cháu đã thuộc diện ít ngủ.
Bình thường trẻ sơ sinh ngoài 6 tháng tuổi phải ngủ ban ngày 2 lần nhưng con tôi chỉ ngủ có 1 lần khoảng 1 - 2 giờ. Nay cháu thường không ngủ trưa. Cháu vào giấc ngủ rất khó khăn, mãi mới ngủ được và tỉnh giấc cũng khó. Cháu thường ngủ li bì nếu không gọi cháu ít khi tự thức dậy. Xin hỏi có Thuốc gì cho cháu uống để ngủ nhiều hơn vì ngủ ít tôi sợ cháu sẽ không phát triển như bình thường cả về thể chất lẫn trí tuệ. Xin chân thành cảm ơn!

Trần Lệ Thu (Hòa Bình)

Đúng là trẻ em thường ngủ nhiều hơn người lớn. Ở trẻ 8 tuổi, các cháu thường ngủ khoảng 9 - 10 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, đó là tổng số thời gian ngủ trong ngày, nghĩa là cả thời gian ngủ trưa và ngủ tối. Người Việt Nam thường có thói quen ngủ trưa, nhưng một số người (kể cả trẻ em) không ngủ trưa. Nếu thời gian ngủ buổi tối của các cháu vẫn đủ thì không có gì phải lo ngại. Chị cho biết con chị khó vào giấc ngủ (phải chăng là cháu ngủ hơi muộn?) và khó tự thức dậy (nghĩa là dậy rất muộn nếu không được bố mẹ đánh thức?). Theo tôi hiểu thì con chị có tổng thời gian ngủ trong ngày bình thường (dù cháu không ngủ trưa), nhưng đi ngủ muộn và thức giấc muộn. Nếu đúng thế thì con chị chỉ đơn giản là rối loạn sơ đồ giấc ngủ. Không có gì đáng lo ngại cả, cháu vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường. Tuy nhiên, thói quen đi ngủ muộn và thức dậy muộn vào sáng hôm sau có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập của cháu. Chị có thể điều chỉnh cho cháu bằng cách tập cho cháu đi ngủ sớm. Việc này cần được hỗ trợ bằng các Thuốc bình thần nhẹ có tính chất gây ngủ. Có thể dùng Thuốc ngủ có nguồn gốc thực vật như rotunda, valiant để cho cháu dễ vào giấc. Nên uống Thuốc sớm (khoảng 6 giờ tối) để đến 8 - 9 giờ tối cháu đã buồn ngủ và đi ngủ. Sáng hôm sau chị nên đặt chuông đồng hồ báo thức hoặc gọi cháu dậy tập thể dục, rửa mặt. Sau 2 - 3 tuần thì cháu sẽ quen với biểu đồ giấc ngủ mới. Đừng lo ngại các Thuốc bình thần loại này sẽ làm các cháu ngủ quá nhiều. Khi ngủ đủ giấc thì cháu sẽ tỉnh giấc và tỉnh táo hoàn toàn. Người ta cũng có thể dùng liệu pháp ánh sáng, nhưng việc này phức tạp hơn nhiều. Chúc chị mạnh khỏe!

TS. Bùi Quang Huy (Chủ nhiệm Khoa tâm thần - Bệnh viện 103)
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thoi-gian-ngu-va-thuoc-ngu-13613.html)

Tin cùng nội dung

  • Đối với dân công sở, giấc ngủ trưa là vô cùng quan trọng. Hãy nhớ làm theo hướng dẫn dưới đây để có giấc ngủ ngon lành bạn nhé.
  • Làm việc không nghỉ nhiều giờ tại bàn làm việc có thể khiến bạn thấy mệt mỏi và không còn đủ sức để làm bất cứ điều gì nữa khi về nhà.
  • Công việc dày đặc và không lúc nào rời được khỏi máy tính, đó là một trong những lý do khiến nhân viên văn phòng dễ bị béo phì.
  • Ăn uống điều độ, tập thể dục, chơi thể thao thường xuyên nhưng chiều cao vẫn không chịu chiều lòng người. Do đâu thế nhỉ.
  • Công việc văn phòng khiến bạn gần như gắn với máy tính và chiếc ghế. Song việc ngồi quá lâu một chỗ có thể khiến bạn mệt mỏi và làm giảm hiệu suất của công việc.
  • Các bài tập này có thể giúp tăng lực, tăng phạm vi chuyển động và làm giảm đau bàn tay, ngón tay.
  • Chào Mangyte. Cho tôi hỏi là kiểm tra chức năng gan có tốn nhiều thời gian không? Chi phí khoảng bao nhiêu? Kính mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. Xin chân thành cảm ơn. (Huỳnh Ngọc Thanh - Cần Thơ)
  • Bạn có đang gặp vấn đề khi lôi con bạn ra khỏi giường để cho con đến trường học (hoặc giờ trưa) đúng giờ không? Những lời khuyên sau đây nhằm giúp giấc ngủ của con bạn tốt hơn.
  • Hầu hết người trưởng thành cần 7 hoặc 8 giờ ngủ mỗi đêm để cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo trong ngày. Điều này cũng đúng cho những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn tuổi, chúng ta khó ngủ hơn. Nhiều thứ có thể cản trở việc ngủ tốt hoặc ngủ đủ lâu để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY