Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Diếp cá suối. Lá giấp suối, Rau má suối - Gymnotheca chinensis Decne

Chữa đau bụng và tê thấp. Lấy cây tươi hay khô sắc uống, ngày dùng 6-12g. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, lở loét, giã cây tươi đắp nấu cao bôi. Lá làm Thu*c chữa sốt.

Hình ảnh cây Diếp cá suối. Lá giấp suối, Rau má suối - Gymnotheca chinensis

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Diếp cá suối

Diếp cá suối. Lá giấp suối, Rau má suối - Gymnotheca chinensis Decne., thuộc họ Lá giấp - Saururaceae.

Mô tả: Cây thảo cao 20-40m, thân mọc bò, có khía dọc. Lá có phiến xoan, đường kính 4-5cm, tròn đầu tù, gốc hình tim, gân gốc 5; cuống dài bằng phiến, gốc cuống có bẹ dài. Cụm hoa là bông đứng ở nách lá, dài đến 10cm, gồm nhiều hoa nhỏ; lá bắc thon; hoa trần; nhị 6; bầu dưới, 5mm, nhiều noãn, vòi nhuỵ 3-4.

Mùa hoa quả tháng 3-7.

Bộ phận dùng: toàn cây - Herba Gymnothecae.

Nơi sống và thu hái: Cây thảo mọc ở chỗ ẩm mát, ven suối miền núi Lạng Sơn, Ninh Bình (Rừng Cúc Phương). Thu hái toàn cây quanh năm, thường dùng tươi hay phơi khô.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Chữa đau bụng và tê thấp. Lấy cây tươi hay khô sắc uống, ngày dùng 6-12g. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, lở loét, giã cây tươi đắp nấu cao bôi. Lá làm Thu*c chữa sốt.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-diep-ca-suoi-la-giap-suoi-rau-ma-suoi-gymnotheca-chinensis-decne)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị Thu*c an thần, làm ngủ ngon giấc,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Rau diếp cá là một loại cây ngoài có tác dụng để ăn sống còn có rất nhiều tác dụng như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư và đặc biệt nó được coi là thần dược đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ và có tác dụng chữa nhiều bệnh khác.
  • Rau má mọc hoang khắp nơi, nay được nhiều nước trồng để làm Thuốc. Rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L) Urb, tránh nhầm với nhiều loại khác cũng có tên rau má, có loại độc. Người ta ngày càng phát hiện thêm nhiều công dụng quý giá của rau má.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Vừa chào đời, bé Nguyễn Hồng Vũ đã mắc chứng ly thượng bì bọng nước bẩm sinh khiến khắp cơ thể lở loét và bị cha mẹ bỏ rơi. Câu chuyện của bé trai tội nghiệp ngay khi được đăng tải đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng.
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, rau má giúp duy trì sự trẻ trung.
  • Rau má là loại rau thông dụng, thường dùng để chế biến nhiều cách khác nhau để làm món ăn mát bổ; ép nước hoặc chế biến thành trà giải khát có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc dùng rất tốt trong mùa hè.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY