Bài thuốc dân gian hôm nay

9 bài Thuốc từ rau diếp cá cực hay

Rau diếp cá là một loại cây ngoài có tác dụng để ăn sống còn có rất nhiều tác dụng như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư và đặc biệt nó được coi là thần dược đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ và có tác dụng chữa nhiều bệnh khác.
Từ xa xưa diếp cá đã được sử dụng rộng rãi như một loại rau gia vị giúp kích thích tiêu hóa, tăng thêm mùi vị món ăn, tạo cảm giác ngon miệng…

Theo Đông y, rau diếp cá vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng... Chính vì vậy, trong các tài liệu Y học cổ truyền cũng đã lưu lại nhiều tác dụng quý từ rau diếp cá.

1. Chữa bệnh trĩ bằng cách ăn rau diếp cá hàng ngày

Hằng ngày nên ăn sống diếp cá, ngoài ra có thể dùng lá diếp cá nấu nước để xông, ngâm, rửa lúc còn ấm. Bã còn lại dịt vào hậu môn.

2. Chữa táo bón bằng rau diếp cá khô hãm lấy nước uống

Sao khô 10g diếp cá, hãm với nước sôi khoảng 10 phút, uống thay trà hàng ngày. Uống trong 10 ngày.

3. Chữa sốt ở trẻ em bằng rau diếp cá giã nát

rau diếp cá 30g để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nửa bát nước nguội vào đun sôi, để nguội và uống làm một lần; đồng thời, lấy bã đắp vào thái dương.

4. Chữa kinh nguyệt không đều bằng rau diếp cá và ngải cứu

Cây diếp cá 40g, ngải cứu 30g (cả hai đều dùng tươi). Rửa sạch cây diếp cá và ngải cứu, giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội, lấy một bát nước Thuốc, uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày.

5. Chữa viêm *m đ*o với rau diếp cá bồ kết tỏi

Cây diếp cá 20g, bồ kết 10g, tỏi 1 củ (vừa). Cho tất cả vào nồi cùng với 5 bát nước đun sôi thật kỹ. Cho bệnh nhân xông hơi nóng vào chỗ đau, sau đó dùng nước đã nguội để ngâm, rửa chỗ đau. Ngày làm 1 lần, làm trong 7 ngày liền thì bệnh sẽ thuyên giảm hẳn.

6. Điều trị sỏi thận bằng rau diếp cá rau dệp cam thảo đất

20g diếp cá, 15g rau dệu, 10g cam thảo đất. Sắc uống ngày một thang, uống trong 1 tháng. Hoặc 100g diếp cá, sao vàng, hãm với 1 lít nước sôi trong 20 phút, uống thay nước hàng ngày, uống trong 2 tháng.

7. Chữa ho với rau diếp cá và nước vo gạo

1 nắm là diếp cá đã rửa sạch xay nhỏ ra. Tiếp theo là dùng nước vo gạo đặc đun sôi cùng rau diếp cá. Sau đó chắt nước cốt uống.

Chỉ cần làm như vậy sau bữa ăn, 2 đến 3 lần là khỏi. Hỗn hợp nước trên cũng rất mát cho cơ thể, vì vậy, bạn nên uống từ 5 lần trở lên cho khỏi hẳn.

8. Chống lão hóa bằng rau diếp cá và mật ong

Lấy 1 thìa mật ong nguyên chất trộn với 1 thìa nước cốt diếp cá.

Mật ong giúp da dưỡng ẩm, kháng khuẩn, chống lão hóa, làm giảm vết mụn sưng tấy, giúp da sáng và mịn màng hơn. Khi dùng chung với diếp cá, bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mát và căng mịn.

Để mặt nạ lá diếp cá phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng trước khi đi ngủ vì lúc đó làn da đã được nghỉ ngơi và có thể hấp thụ dưỡng chất nhiều nhất.

9. Ngăn ngừa mụn với rau diếp cá và muối

Để xử lý tình trạng da dầu của mình bạn có thể giã nát diếp cá rồi trộn với một chút muối hạt rồi bôi lên mặt.

Muối giúp da săn chắc hơn, điều tiết chất nhờn, đặc biệt là vùng chữ T (trán, mũi, cằm).

Ngoài ra, nó còn có tính sát khuẩn cao, giúp da thải độc, ngăn ngừa và điều trị mụn trứng cá rất hiệu quả nữa đấy.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-9-bai-thuoc-tu-rau-diep-ca-cuc-hay-6622.html)
Từ khóa: rau diếp cá

Chủ đề liên quan:

diếp cá rau rau diếp rau diếp cá

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Theo Đông y rễ cây rau gai có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tán ứ, khư phong trừ thấp. Dùng để chữa viêm amiđan, viêm khớp, vú sưng đau…
  • Rau sam giản dị, dễ ăn, dễ dùng, Vị thì đặc trưng và công dụng kỳ diệu. Bạn đã thử chưa?
  • Theo Đông y, cây rau trai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh, có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng;
  • Rau má mọc hoang khắp nơi, nay được nhiều nước trồng để làm Thuốc. Rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L) Urb, tránh nhầm với nhiều loại khác cũng có tên rau má, có loại độc. Người ta ngày càng phát hiện thêm nhiều công dụng quý giá của rau má.
  • Rau và hoa quả là một trong 4 nhóm thực phẩm cần thiết để có một bữa ăn hợp lý ở gia đình.
  • Nhiều người cho rằng chỉ cần đi chợ mua những thực phẩm dinh dưỡng là có thể giúp nâng cao sức khỏe gia đình. Tuy nhiên, họ không biết rằng quy trình bảo quản cũng có tác động không nhỏ đến các loại trái cây, rau quả.
  • Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt,...
  • Cỏ mực có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ Cúc Asteraceae. Gọi là “mực” vì vò nát có nước chảy ra như mực đen.
  • Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng...
  • Rau ngót có nhiều acid amin, vitamin và chất khoáng vì vậy nó có tính bổ dưỡng cao. Người ta thường nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, giò sống trứng, tôm, cá đồng… bữa ăn gia đình, nhất là các cụ lớn tuổi, nên có thêm bát canh rau ngót.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY