Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Găng tu hú, Găng trâu, Găng gai - Catunaregam spinosa (Thunb.) Tirving. (Randia spinosa (Thunb.) Poir. R. dumetorum Lam.)

Theo Đông Y, Găng tu hú Quả làm kích thích gây nôn. Cơm quả cầm lỵ, trừ giun, gây sẩy thai. Vỏ quả làm săn da. Vỏ cây se, có tác dụng bổ và lợi tiêu hoá. Nước chiết vỏ rễ có tác dụng diệt trùng Lá thường dùng làm thạch (Sương sâm). Rễ nghiền ra dùng duốc cá. Vỏ rễ và thân hãm uống để điều kinh. Quả dùng nhuộm vàng, lại dùng ngâm lấy nước trừ giun đất và đỉa. Cũng dùng chữa mụn nhọt lở loét

1.Cây Găng tu hú, Găng trâu, Găng gai - Catunaregam spinosa (Thunb.) Tirving. (Randia spinosa (Thunb.) Poir. R. dumetorum Lam.) thuộc họ Cà phê- Rubiaceae.

2.Thông tin mô tả chi tiết dược liệu Găng tu hú

Mô tả: Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ cao tới 8m, rất phân nhánh, có gai to, nhọn, dài 5-15mm. Lá xoan ngược, tù hay gần nhọn ở đầu, nhọn sắc ở gốc, nhẵn, ráp hay có lông mềm trên cả hai mặt, gần dai, dài 2,5-7cm, rộng 1,5-3cm. Hoa màu vàng lục hay trắng thường đơn, hầu như không cuống. Quả dạng quả mọng, hình cầu hay hình trứng, đường kính 2,5-5cm, nhẵn, mang các lá đài đồng trưởng, màu vàng. Hạt nhiều, đen, chìm trong nạc của quả.

Hoa tháng 3-9, quả tháng 3-11.

Bộ phận dùng: Quả, rễ và vỏ cây - Fructus, Radix et Cortex Catunaregami Spinosae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở khắp vùng Viễn đông nhiệt đới và Ðông Phi châu nhiệt đới. Phổ biến khắp nước ta, thường trồng làm hàng rào vì cây có nhiều gai. Quả thu hái vào mùa thu, đông, dùng tươi. Rễ và vỏ thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Thành phần hoá học: Từ bột rễ, đã chiết được scopolatin, cơm quả chứa saponin trung tính và acid, tinh dầu và acid nhựa. Quả khô chứa một lượng nhỏ saponin kết tinh gọi là ursosaponin. Còn có b-sitosterol và một triterpen mới.

Tính vị, tác dụng: Quả làm kích thích gây nôn. Cơm quả cầm lỵ, trừ giun, gây sẩy thai. Vỏ quả làm săn da. Vỏ cây se, có tác dụng bổ và lợi tiêu hoá. Nước chiết vỏ rễ có tác dụng diệt trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá thường dùng làm thạch (Sương sâm). Rễ nghiền ra dùng duốc cá. Vỏ rễ và thân hãm uống để điều kinh. Quả dùng nhuộm vàng, lại dùng ngâm lấy nước trừ giun đất và đỉa. Cũng dùng chữa mụn nhọt lở loét (lấy quả Găng bổ đôi, bỏ hạt cho vôi vào, lấy đất sét bọc ngoài, đốt tồn tính. Bỏ đất, tán quả thành bột rắc chung quanh vết loét).

Ở Ấn Độ, quả xanh dùng để duốc cá. Cơm quả dùng trị lỵ và trừ giun, cũng dùng làm Thu*c gây nôn. Ðem tán bột, đắp vào lưỡi và vòm khẩu cái trị sốt và đau ốm của trẻ em khi mọc răng. Vỏ dùng làm Thu*c uống trong và cũng dùng đắp ngoài trị đau xương trong khi bị sốt; dùng ngoài đắp để giảm đau trong bệnh thấp khớp. Cũng dùng trị ỉa chảy và lỵ. Vỏ rễ cũng dùng uống trị đau bụng. Người ta cũng đập giập vỏ thả xuống nước để duốc cá.

Ở Trung Quốc, người ta gọi nó là Sơn thạch lựu. Rễ và quả được dùng trị đòn ngã và trừ phong thấp. Quả, rễ và vỏ cây được sử dụng làm Thu*c, có thể dùng để gây nôn mửa. Lá giã lẫn với đường để đắp tiêu sưng đau, quả khi còn xanh có thể dùng duốc cá. Vỏ quả có thể đun nước rửa bệnh ngoài da. Dân gian thường lấy cành non và mầm giã nát đắp vào chỗ bị gai cắm vào, có thể lôi gai ra được.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-duoc-lieu-cay-gang-tu-hu-gang-trau-gang-gai-catunaregam-spinosa-thunb-tirving-randia-spinosa-thunb-poir-r-dumetorum-lam)

Tin cùng nội dung

  • Lâu nay, một số phương tiện thông tin đại chúng nêu vấn đề dược liệu nhập lậu, dược liệu “bẩn”, dược liệu không đủ chất lượng…
  • Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, nước ta rất dồi dào về nguồn nguyên liệu dược phẩm. Tuy nhiên, thực tế là phần lớn nguồn dược liệu phục vụ bào chế, sản xuất Thu*c tân dược, Thu*c Đông y...
  • Trong kho tàng dược liệu phong phú của đất nước ta, những cây quả thuộc họ bí vừa là nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày vừa cho những vị Thuốc thông dụng chữa được nhiều bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Tử trùng giao, tên dân gian là cánh kiến đỏ, tên Thu*c trong y học cổ truyền là tử giao, xích giao, tử khoáng, tử thảo nhung, tử ngạnh, hoa một dược, là nhựa của tổ con rệp (bọ rùa) cánh kiến đỏ.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY