Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Huyền sâm, Nguyên sâm, Hắc sâm, Ô nguyên sâm - Scrophularia ningpoensis Hemsl

Theo Y học cổ truyền, Huyền sâm có vị ngọt đắng, hơi mặn, tính mát; có tác dụng tư âm, giáng hoả, sinh tân dịch, chống khô khát, lương huyết, giải độc, nhuận táo, hoạt trường.Thường dùng làm Thu*c chữa sốt nóng, nóng âm ỉ, sốt về chiều, khát nước, chống viêm, điều trị bệnh tinh hồng nhiệt, viêm họng, viêm thanh quản, viêm miệng, viêm lợi, viêm kết mạc. Còn được dùng trị táo bón, mụn nhọt, lở loét...

Thông tin mô tả chi tiết cây Dược liệu Huyền sâm

Huyền sâm, Nguyên sâm, Hắc sâm, Ô nguyên sâm - Scrophularia ningpoensis Hemsl, thuộc họ Hoa mõm sói - Scrophulariaceae.

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao 1,5-2m. Rễ củ hình trụ dài 5-15cm, đường kính 0,6-3cm, vỏ ngoài màu vàng xám. Thân vuông màu lục, có rãnh dọc. Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác, dài 10-17cm, mép có răng cưa nhỏ, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nhạt, có ít lông nhỏ rải rác. Cụm hoa là những xim tán họp thành chuỳ to, thưa hoa ở nách lá và ngọn cành, hoa màu vàng nâu hoặc tím đỏ có 5 lá đài hàn liền nhau, 5 cánh hoa họp thành tràng hoa hình chén có môi trên dài hơn môi dưới, nhị 4 có 2 cái dài, 2 cái ngắn. Quả nang hình trứng, dài 8-9mm mang đài tồn tại, chứa nhiều hạt nhỏ màu đen.

Mùa hoa tháng 6-10.

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Scrophulariae, thường gọi là Huyền sâm.

Nơi sống và thu hái: Loài cây của Trung Quốc được di thực vào nước ta vào những năm 1960. Ban đầu được trồng ở Sapa, Bắc Hà (tỉnh Lào cai) và Phó Bảng (Hà Giang) sau đó được nghiên cứu trồng ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ và đem vào trồng ở Đà Lạt (Lâm Đồng). Ta thường trồng chủ yếu bằng hạt, gieo vào tháng 10-11 ở đồng bằng và tháng 2-3 ở miền núi. Có thể thu hoạch rễ Huyền sâm vào tháng 7-8 ở đồng bằng và tháng 10-11 ở miền núi; năng suất bình quân là 1,5-2,5 tấn/ha. Khi thu hoạch, đào lấy củ, rửa sạch, cắt rễ con, cắt đầu chồi chừa 3mm, tách riêng từng rễ. Phân chia riêng loại to nhỏ để phơi hoặc sấy ở 50-60 độ, đến gần khô (còn mềm) đem ủ 5-10 hôm đến khi trong ruột có màu đen hay nâu đen, rồi phơi hoặc sấy khô tới độ ẩm dưới 14%. Cách ủ: dược liệu phơi gần khô đem tãi ra nong, nia thành một lớp dày chừng 15cm. Để chỗ mát, hàng ngày trở vài lần, có thể đậy lên trên một lớp rơm mỏng hay một cái nong hoặc nia khác. Không nên để dày quá hoặc đậy kín quá, dễ bị hấp hơi, hỏng, thối. Khi dùng, rửa sách, ủ mềm, thái lát, phơi khô. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng. Người ta thường phân biệt loại tốt là loại củ mập màu đen, mềm, có dầu; loại kém rễ nhỏ, xơ, màu nhạt.

Thành phần hóa học: Rễ chứa harpagid, chất này không bến vững, dễ bị chuyển hoá thành dẫn xuất màu đen. Còn có scrophularin, asparagin, phytosterol, tinh dầu, acid béo, chất đường.

Tính vị, tác dụng: Huyền sâm có vị ngọt đắng, hơi mặn, tính mát; có tác dụng tư âm, giáng hoả, sinh tân dịch, chống khô khát, lương huyết, giải độc, nhuận táo, hoạt trường.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng làm Thu*c chữa sốt nóng, nóng âm ỉ, sốt về chiều, khát nước, chống viêm, điều trị bệnh tinh hồng nhiệt, viêm họng, viêm thanh quản, viêm miệng, viêm lợi, viêm kết mạc. Còn được dùng trị táo bón, mụn nhọt, lở loét. Ngày dùng 6-12g dạng Thu*c sắc hoặc cốm ngậm.

Đơn Thu*c: Chữa viêm amygdal, viêm cổ họng, ho: Huyền sâm 10g, Cam thảo 3g, Cát cánh 5g, Mạch môn 8g, Thăng ma 3g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3-4 lần uống trong ngày (hoặc ngậm và súc miệng).

Lương y Lê Trần Đức cho biết:

1. Chữa các bệnh viêm não cấp, sốt xuất huyết, sốt phát ban, sốt đỏ da, sốt, bại liệt ở trẻ em cùng các chứng sốt cao co giật, sốt cơn (không rét), nóng âm kéo dài, mê sảng, táo bón, khô khát (mất nước), sưng họng viêm phổi: Huyền sâm, Mạch môn, Ngưu tất, Hạt muồng sao, mỗi vị 20g, Dành dành 12g, sắc uống ngày một thang.

- Nếu sốt cao 38 độ thì gia: Lá tre xanh 20g, sốt lên 39 độ thì thêm bột thạch cao nung 12g.

- Viêm não cấp thì gia quả Hoè, rễ Bươm bướm đều 12g, có táo bón thì thêm Chút chít 4g.

- Sốt xuất huyết thì gia Có nhọ nồi 20g, hoa Hòe sao 10g.

- Sốt phát ban thì gia Kim ngân hoa 12g, bột thạch cao nung 12g.

- Sốt đỏ da thì gia Thổ phục linh 20g, Tỳ giải, Ý dĩ sao, đều 15g.

- Sốt bại liệt trẻ em thì gia Cẩu tích, Ba kích đều 8g, Xương bồ 3g.

- Sưng phổi thì gia Thiên môn, vó rễ Dâu đều 8g, Công cộng 6g.

2. Chữa viêm tắc mạch máu ở chân tay: Huyền sâm 24g, Đương quy, Cam thảo dây, Huyết giác, Ngưu tất đều 10g sắc uống.

3. Chữa huyết áp cao, nhức đầu chóng mặt, ù tai, đau mắt khó ngủ, xuất huyết dạng thấp, chảy máu dưới da, trẻ em chảy máu mũi, hấp nóng, mô hôi trộm, đau cơ, rút gân, nhức nhối, đại tiện ra máu: Huyền sâm 16g, Muồng sao 12g, Trắc bá sao, Kim anh, Hoa Hòe sao, Ngưu tất, Mạch môn đều 10g, sắc uống.

4. Chữa viêm hạch, lao hạch, nổi hạch ở cổ, ở vú và lao màng bụng nổi cục: Huyền sâm 20g, Nghệ đen, Rễ quạt, Bồ công anh, Mộc thông đều 10g, sắc uống.

Ghi chú: Không dùng Huyền sâm đối với người có huyết áp thấp hoặc tạng hàn ỉa chảy. Cần uống Thu*c lúc còn ấm, không uống Thu*c nguội dễ bị ỉa chảy. Trong khi uống Thu*c, kiêng các thứ đắng lạnh như mướp đắng, ốc, hến.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-huyen-sam-nguyen-sam-hac-sam-o-nguyen-sam-scrophularia-ningpoensis-hemsl)

Tin cùng nội dung

  • Trong kho tàng dược liệu phong phú của đất nước ta, những cây quả thuộc họ bí vừa là nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày vừa cho những vị Thuốc thông dụng chữa được nhiều bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Tử trùng giao, tên dân gian là cánh kiến đỏ, tên Thu*c trong y học cổ truyền là tử giao, xích giao, tử khoáng, tử thảo nhung, tử ngạnh, hoa một dược, là nhựa của tổ con rệp (bọ rùa) cánh kiến đỏ.
  • Đông y hiện đại đã xếp bệnh tay chân miệng vào phạm trù của “Ôn bệnh học”.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY