Mô tả: Cây cao 40-80cm, địa sinh. Lá hẹp trông như lá trúc, dài 5-12cm, rộng 8-15mm, có 5 gân lồi; bẹ lá lồng vào nhau. Cụm hoa là chùm đơn ở ngọn. Lá bắc dài 1cm. Hoa màu trắng hay màu hồng, lá đài có 9 gân, cánh hoa hình mũi mác có nhiều gân, cánh môi màu hồng có đốm vàng ở gốc, 3 thuỳ, thuỳ giữa gần vuông. Cột mảnh. Quả nang.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ðông Nam Ấn Ðộ, Xri Lanca, Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam. Cây mọc ở ven ruộng, ven đường, nơi ẩm, ngoài nắng, chỗ có nhiều mùn ở chân núi đá vôi, từ Quảng Ninh qua Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam-Ðà Nẵng tới Lâm Ðồng. Thu hái quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng chữa 1. Viêm gan, vàng da; 2. Bệnh đường tiết niệu, phù thũng; 3. Ðau thấp khớp, đòn ngã tổn thương; 4. Rắn cắn, dùng 10-15g dạng Thu*c sắc. Dùng ngoài trị nhọt và viêm mủ da, giã cây tươi đắp. Có nơi còn dùng trị đau bụng, nhọt vú, lao phổi, bệnh thần kinh, ăn uống trúng độc.
Chủ đề liên quan:
các loại lan trúc cây dược liệu dược liệu lan trúc lan trúc đen lan trúc mành lan trúc ngọc lan trúc phật bà lan trúc tím lan trúc vàng phong lan trúc