Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Mùi tàu, Rau mùi tàu, Ngò tàu, Ngò gai - Eryngium foetidum L

Theo Đông Y, Mùi tàu có vị hơi đắng, cay, tính ấm, có mùi thơm; Mùi tàu là cây rau gia vị quen thuộc, giúp khai vị, ăn ngon cơm, tiêu thức ăn, giải độc chất tanh. Có thể ăn sống hay nấu chín. Toàn cây được dùng làm Thu*c trị: Cảm mạo đau tức ngực; Rối loạn tiêu hoá; Viêm ruột ỉa chảy. Phụ nữ thường dùng phối hợp với Bồ kết để gội đầu cho thơm tóc.

1.Cây Mùi tàu, Rau mùi tàu, Ngò tàu, Ngò gai - Eryngium foetidum L., thuộc họ Hoa tán - Apiaceae.

Mùi tàu hay mùi gai, ngò gai hoặc ngò tây (phương ngữ miền Nam), tên khoa học là Eryngium foetidum, thuộc họ Hoa tán. Cây này có nguồn gốc ở châu Mỹ.

2.Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Rau mùa tàu

Mô tả: Cây thảo mọc hằng năm, nhẵn, có thân đơn độc, phân nhánh ở ngọn, cao 15-50cm. Lá ở gốc hình hoa thị, mỏng, thuôn mũi mác, thon hẹp lại ở gốc, mép có răng cưa, với răng hơi có gai. Lá ở thân có răng nhiều hơn, các lá ở trên xẻ 3-7 thùy ở chóp và có nhiều gai. Hoa thành đầu hình trứng hay hình trụ, có bao chung gồm 5-7 lá bắc hình mũi mác dẹp, mỗi bên có 1-2 răng và một gai ở chóp. Quả gần hình cầu, hơi dẹt, đường kính 2mm.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Eryngii Foetidi

Nơi sống và thu hái: Cây của Mỹ châu nhiệt đới, được truyền vào nước ta, mọc hoang phổ biến nơi ẩm mát vùng đồi núi và được trồng ở nhiều nơi làm gia vị. Trồng bằng hạt vào đầu mùa mưa. Ðể làm Thu*c, có thể thu hái toàn cây quanh năm, thường dùng tươi hoặc phơi khô trong mát để dùng dần.

Thành phần hóa học: Cây chứa 0,02-0,04% tinh dầu bay hơi. Rễ chứa saponin.

Tính vị, tác dụng: Mùi tàu có vị hơi đắng, cay, tính ấm, có mùi thơm; có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.

Công dụng: Mùi tàu là cây rau gia vị quen thuộc, giúp khai vị, ăn ngon cơm, tiêu thức ăn, giải độc chất tanh. Có thể ăn sống hay nấu chín.

Toàn cây được dùng làm Thu*c trị:

1. Cảm mạo đau tức ngực;

2. Rối loạn tiêu hoá;

3. Viêm ruột ỉa chảy.

Liều dùng: 10-15g hãm uống hay sắc uống, chia làm nhiều lần.

Dùng ngoài, giã nát đắp trị các vết thương và rắn cắn.

Ở Malaixia, người ta dùng rễ Mùi tàu với rễ Cam thảo đất làm Thu*c lợi tiêu hoá.

Phụ nữ thường dùng phối hợp với Bồ kết để gội đầu cho thơm tóc.

Ðơn Thu*c:

1. Chữa cảm mạo, ăn uống không tiêu: Mùi tàu khô 10g, Cam thảo đất 6g, nước 300ml, đun sôi. Giữ sôi trong 15 phút. Chia 3 lần uống trong ngày, uống nóng.

2. Ðể chữa sốt, cảm mạo: Có thể phối hợp với các loại cây Thu*c khác có tinh dầu như Lức, Ngải cứu, Gừng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-mui-tau-rau-mui-tau-ngo-tau-ngo-gai-eryngium-foetidum-l)

Tin cùng nội dung

  • Đông y cho rằng, nguyên nhân thiếu sữa phần lớn do khí huyết kém, ngoài ra có liên quan tinh thần căng thẳng, can khí uất kết gây tắc sữa. Phòng trị thiếu sữa chủ yếu bổ huyết, ích khí; nếu vú căng đau “viêm” thêm vị thanh can, giải uất, thông nhũ.
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Theo Đông y, rau mùi có vị cay, tính ấm, mùi thơm, tác dụng phát tán thấu chẩn (làm ra mồ hôi, làm cho nốt ban mau phát ra ngoài), giảm độc,
  • Cây mùi tàu được nhân dân ta trồng phổ biến khắp nơi, dùng để ăn sống, nấu canh và làm Thu*c chữa bệnh. Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Các bệnh về răng miệng, ít khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nên nhiều người thường lơ là vấn đề chăm sóc, đặt biệt là giới văn phòng.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY