Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Ngưu tất - Achyranthes bidentata

Theo Đông y, Ngưu tất có vị đắng, chua mặn, tính bình; có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, phá ứ huyết, tiêu ung độc. Ngưu tất, hoài ngưu tất, cỏ xước hai răng, cỏ sướt hai răng (danh pháp hai phần: Achyranthes bidentata) là một loài thực vật thuộc họ Dền, được trồng ở Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

1.Hình ảnh và mô tả cây Ngưu Tất - Achyranthes Bidentata

Ngưu tất - Achyranthes bidentata Blume, thuộc họ Rau dền - Amaranthaceae.

Cây Ngưu Tất - Achyranthes Bidentata

Tên khác: Hoài ngưu tất, Cỏ xước hai răng, Cỏ sướt hai răng

Tên khoa học: Achyranthes Bidentata Blume

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao 60-110cm. Rễ củ hình trụ dài. Thân có 4 cạnh, phình lên ở các đốt. Lá mọc đối, hình trái xoan bầu dục cỡ 15x5cm, nhọn hai đầu, mép lượn sóng, có lông thưa hay không lông; gân phụ 5-7 cặp; cuống ngắn 1-3cm. Cụm hoa hình bông mọc ở ngọn thân hoặc đầu cành; hoa ở nách những lá bắc. Quả bế hình bầu dục, chứa một hạt hình trụ.

Hoa tháng 5-9, quả tháng 10-11.

2.Thông tin mô tả Dược Liệu

Hoa Cây Ngưu Tất - Achyranthes Bidentata

Bộ phận dùng: Rễ, củ - Radix Achyranthis Bidentatae, thường gọi là Ngưu tất.

Nơi sống và thu hái: Cây nhập, trồng được cả ở núi cao lẫn đồng bằng. Thu hái vào mùa đông xuân, phơi tái rồi ủ đến khi nhăn da (6-7 ngày), xông diêm sinh, sấy khô. Dùng sống hoặc tẩm rượu sao.

Thành phần hoá học: Rễ củ chứa saponin tritecpen, genin là acid oleanolic, các sterol ecdysteron, inokosteron.

Tính vị, tác dụng: Ngưu tất có vị đắng, chua mặn, tính bình; có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, phá ứ huyết, tiêu ung độc.

Công dụng: Chống viêm, hạ cholesterol máu, hạ áp, gây co bóp tử cung Tuệ Tĩnh đã viết về Ngưu tất:

Ngưu tất cũng như rễ Cỏ xước

Tính bình, chua, đắng, khoẻ gân cốt

Chữa khớp, tê liệt, mạnh dương tinh

Điều huyết, tiểu thông, trừ cơn sốt.

Ngày nay Ngưu tất dùng chữa thấp khớp, đau lưng, bế kinh, kinh đau, huyết áp cao, bệnh tăng cholesterol máu, đái buốt ra máu, đẻ khó hoặc nhau thai không ra, sau đẻ ứ huyết, chấn thương tụ máu, viêm họng.

Ngày dùng 6-12g, sắc uống.

Dân gian cũng dùng Ngưu tất chữa sốt rét lâu ngày không khỏi.

Đơn Thu*c:

1. Chữa bị thương tụ máu ở ngoài hay bị ngã máu ứ ở trong, hoặc sau mỗi khi đi xa hay lao động chân tay nhức mỏi: Ngưu tất 100g, Huyết giác 50g, Sâm đại hành 30g ngâm với 800ml rượu 35o-40o, thường lắc, sau 10 ngày dùng uống mỗi lần 15ml, ngày uống hai lần.

2. Chữa bốc nóng nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, ù tai, mắt mờ, huyết áp cao, rối loạn tiền đình, khó ngủ, đau nhức dây thần kinh, rút gân, co giật, táo bón: Ngưu tất 30g, hạt Muồng sao 20g, sắc uống, mỗi ngày một thang.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-duoc-lieu-cay-nguu-tat-achyranthes-bidentata)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông Y rễ gối hạc có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu sưng, thông huyết. Do có tác dụng này như vị xích thược nên người ta gọi là nam xích thược, do đó thường được sử dụng chữa sưng tấy, đơn bắp chuối hay phong thấp sưng đầu gối và chữa đau bụng, rong kinh. Hạt thường được dùng trị giun đũa, giun kim và sán xơ mít. Liều thông thường 15-20g rễ, dùng riêng tán bột hay sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
  • Theo Đông y, ngưu tất tính bình, vào 2 kinh can và thận. Ngưu tất dùng sống: rửa sạch, để ráo nước thái mỏng 1-2mm sấy khô, có tác dụng tán ứ, hoạt huyết
  • Tôi 53 tuổi, bị tăng huyết áp (THA), sau khi uống Thu*c vài tháng thì huyết áp (HA) của tôi khá ổn định.
  • Hoạt huyết thông kinh, mạnh gân cốt, bổ can thận. Chủ trị: Dùng trị đau lưng gối, mỏi gân xuơng; bế kinh, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp.
  • Hiện ta đang trồng giống ngưu tất di thực của Trung Quốc có rễ to hơn cây cỏ xước mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Có thể tìm loại cỏ xước ở nước ta dùng làm ngưu tất được
  • Ngưu tất có vị đắng, chua mặn, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, phá ứ huyết, tiêu ung độc
  • Theo Đông y, ngưu tất vị đắng chua, tính bình; vào kinh can và thận. Dạng sống có tác dụng phá huyết hành ứ, tiêu ung lợi thấp; trị cổ họng sưng đau,
  • Ngưu tất còn có tên là hoài ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume). Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, hiện được trồng ở các vùng miền núi, trung du và đồng bằng ở các tỉnh phía Bắc...
  • Ngưu tất, tên khác là hoài ngưu tất. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ ngưu tất phơi khô. Nhiều chế phẩm từ ngưu tất đã được nghiên cứu có tác dụng chống viêm...
  • Theo y học cổ truyền, nam ngưu tất có vị đắng, chua, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, tác dụng bổ thận, mạnh gân cốt được sử dụng để chữa viêm khớp
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY