Bài thuốc dân gian hôm nay

Ngưu tất - Thông kinh, cường gân cốt

Theo Đông y, ngưu tất vị đắng chua, tính bình; vào kinh can và thận. Dạng sống có tác dụng phá huyết hành ứ, tiêu ung lợi thấp; trị cổ họng sưng đau,
ngưu tất là rễ khô của cây ngưu tất (Achyranthes bidetata Blume.) thuộc họ rau dền (Amaranthaceae). Ở Việt Nam, cây cỏ xước (Achyranthes aspera L.) được gọi là ngưu tất nam (Herba Achyranthis asperae) có cùng công dụng như ngưu tất. ngưu tất chứa saponin, ecdysteron, inokosteron, polysaccharid...

Theo Đông y, ngưu tất vị đắng chua, tính bình; vào kinh can và thận. Dạng sống có tác dụng phá huyết hành ứ, tiêu ung lợi thấp; trị cổ họng sưng đau, mụn nhọt, đái buốt, đái dắt, đái có sỏi, bế kinh kết hòn cục, chấn thương ứ máu, đầu gối nhức mỏi. Dạng chế biến (tẩm rượu hay muối sao) có tác dụng bổ can ích thận, cường gân tráng cốt; chữa can thận hư, ù tai, đau lưng mỏi gối, tay chân co quắp hay bại liệt. Liều dùng: 6 -12g. Sau đây là một số cách dùng ngưu tất trị bệnh.

Hành ứ thông kinh:

Bài 1: ngưu tất 20g, sắc lấy nước, thêm chút rượu pha uống. Trị kinh nguyệt không thông.

Bài 2: hồng hoa 6g, xuyên khung 6g, ngưu tất 16g, đương quy 12g, nhục quế 4g, xa tiền tử 12g. Nhục quế nghiền thành bột, để riêng. Các vị khác sắc nước, uống với bột nhục quế. Trị đẻ khó, thai ch*t lưu.

Bài 3: ngưu tất 12g, đương quy 12g, xích thược 12g, đào nhân 12g, diên hồ sách 12g, đơn bì 12g, quế tâm 6g, mộc hương 6g. Các vị nghiền thành bột, mỗi lần uống 12g, ngày uống 2 - 3 lần, dùng rượu loãng đun nóng để uống. Trị đau bụng không ra kinh.

Cường gân cốt: trị can thận hư, lưng, gối đau tê.

Bài 1 - Hoàn tam diệu: thương truật 12g, hoàng bá 8g, ngưu tất 12g. Các vị nghiền thành bột, làm hoàn hồ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước muối gừng. Trị đau chi dưới có tê do thấp nhiệt.

Bài 2 - Rượu ngưu tất đậu đen: ngưu tất 100g, sinh địa 100g, đậu đen 100g, rượu 35 độ 2.000ml. Đậu đen rang chín, giã dập, cho vào túi vải cùng sinh địa, ngưu tất, cho bình rượu, đậy và trát kín miệng bình, cho lên bếp, đun sôi nhỏ lửa 15 - 20 phút. Để yên 3 ngày là dùng được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-30ml. Dùng cho người can thận bất túc, đau lưng mỏi gối, chân mềm bất lực, các khớp chân tay co quắp, phong thấp tê đau.

Lợi niệu thông tiểu:

Bài 1: ngưu tất 12g, đương quy 8g, cù mạch 12g, thông thảo 12g, hoạt thạch 12g, đông quỳ tử 12g. Sắc uống. Trị tiểu dắt, buốt.

Bài 2: ngưu tất 12g, thục địa 12g, xa tiền tử 12g, hoài sơn 12g, trạch tả 8g, đan bì 8g, phục linh 8g, sơn thù 8g, phụ tử chế 8g, nhục quế 4g. Sắc uống. Trị bí tiểu tiện ở người cao tuổi.

Tả hỏa, giải độc:

Rễ ngưu tất tươi 7 phần, cam thảo 3 phần. Sắc nước, uống thay nước chè. Dùng phòng trị bệnh bạch hầu, lên sởi có viêm họng.

Kiêng kỵ: Nam giới di hoạt tinh, tỳ hư tiết tả; phụ nữ có thai, kinh nguyệt quá nhiều không được dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nguu-tat-thong-kinh-cuong-gan-cot-n123742.html)

Chủ đề liên quan:

cuong gan cot nguu tat ngưu tất thong kinh

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông Y rễ gối hạc có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu sưng, thông huyết. Do có tác dụng này như vị xích thược nên người ta gọi là nam xích thược, do đó thường được sử dụng chữa sưng tấy, đơn bắp chuối hay phong thấp sưng đầu gối và chữa đau bụng, rong kinh. Hạt thường được dùng trị giun đũa, giun kim và sán xơ mít. Liều thông thường 15-20g rễ, dùng riêng tán bột hay sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
  • Theo Đông y, Ngưu tất có vị đắng, chua mặn, tính bình; có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, phá ứ huyết, tiêu ung độc. Ngưu tất, hoài ngưu tất, cỏ xước hai răng, cỏ sướt hai răng (danh pháp hai phần: Achyranthes bidentata) là một loài thực vật thuộc họ Dền, được trồng ở Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
  • Theo Đông y, ngưu tất tính bình, vào 2 kinh can và thận. Ngưu tất dùng sống: rửa sạch, để ráo nước thái mỏng 1-2mm sấy khô, có tác dụng tán ứ, hoạt huyết
  • Tôi 53 tuổi, bị tăng huyết áp (THA), sau khi uống Thu*c vài tháng thì huyết áp (HA) của tôi khá ổn định.
  • Hoạt huyết thông kinh, mạnh gân cốt, bổ can thận. Chủ trị: Dùng trị đau lưng gối, mỏi gân xuơng; bế kinh, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp.
  • Hiện ta đang trồng giống ngưu tất di thực của Trung Quốc có rễ to hơn cây cỏ xước mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Có thể tìm loại cỏ xước ở nước ta dùng làm ngưu tất được
  • Ngưu tất có vị đắng, chua mặn, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, phá ứ huyết, tiêu ung độc
  • Ngưu tất còn có tên là hoài ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume). Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, hiện được trồng ở các vùng miền núi, trung du và đồng bằng ở các tỉnh phía Bắc...
  • Ngưu tất, tên khác là hoài ngưu tất. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ ngưu tất phơi khô. Nhiều chế phẩm từ ngưu tất đã được nghiên cứu có tác dụng chống viêm...
  • Theo y học cổ truyền, nam ngưu tất có vị đắng, chua, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, tác dụng bổ thận, mạnh gân cốt được sử dụng để chữa viêm khớp
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY