Theo Đông Y, dược liệu Ô rô Cây cũng được dùng như Ô rô nước. Lá giã ra đắp trị rắn cắn. Ở Thái Lan dùng lá phối hợp với Hồ tiêu làm viên Thu*c bổ tăng tuổi thọ, lá cũng dùng làm Thu*c gội đầu, làm mượt tóc. Toàn cây được dùng sắc uống trị bệnh đường ruột, đái buốt, đái dắt.
Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Ô rô
Ô rô, Ô rô hoa nhỏ - Acanthus ebracteatus Vahl, thuộc họ Ô rô - Acanthaceae.
Mô tả: Cây nhỏ cao 1-1,5m, thân tròn, không lông. Lá mọc đối, phiến không lông, mép có răng cứng rất nhọn. Bông ở chót nhánh, mang hoa mọc đối màu trắng, mỗi hoa có một lá bắc nhỏ; tràng có màu trắng, dài đến 2,2cm; nhị 4, có lông ở bao phấn. Quả nang dài 2cm; hột 4, dẹp.
Hoa quanh năm, chủ yếu từ mùa xuân đến mùa thu.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Acanthi Ebracteati.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố từ Ấn Ðộ qua Thái Lan, Việt Nam, Nam Trung Quốc (Hải Nam) đến Malaixia, Inđônêxia. Thường mọc tại các bãi nước lợ, bãi biển, cửa sông và hai bên bờ sông gần biển khắp nước ta.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cây cũng được dùng như Ô rô nước. Lá giã ra đắp trị rắn cắn.
Ở Thái Lan dùng lá phối hợp với Hồ tiêu làm viên Thu*c bổ tăng tuổi thọ, lá cũng dùng làm Thu*c gội đầu, làm mượt tóc. Toàn cây được dùng sắc uống trị bệnh đường ruột, đái buốt, đái dắt.
Ở Thái Lan người ta dùng toàn cây nhiều hạt đắp ngoài trị vết thương nhiễm trùng. Hạt dùng trị giun.