Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Sâm đất - Boerhavia Diffusa

Theo y học cổ truyền Sâm đất được dùng chữa hen suyễn, đau dạ dày, phù thũng, thiếu máu, vàng da, cổ trướng, phù toàn thân, tiểu ít, táo bón thường xuyên, các bệnh về gan và lá lách; còn dùng trị viêm nhiễm bên trong và trị nọc độc rắn. Sâm đất có tên khác: Sâm nam, Sâm rừng, Sâm quy bầu, tên khoa học: Boerhavia Diffusa L. (B. repens L.), Họ: Hoa Phấn (Nyctaginaceae)

1.Hình ảnh Cây Sâm đất, Sâm nam, Sâm rừng, Sâm quy bầu - Boerhavia diffusa L. (B. repens L.)

Chùm Hoa Cây Sâm Đất - Boerhavia Diffusa

Sâm đất

Sâm đất, Sâm nam, Sâm rừng, Sâm quy bầu - Boerhavia diffusa L. (B. repens L.), thuộc họ Hoa phấn - Nyctaginaceae.

Mô tả: Cỏ nằm rồi đứng, sống dai. Rễ mập, hình thoi. Thân mọc toả ra sát đất, màu đỏ nhạt. Lá mọc đối, có cuống, phiến xoan tròn dài hay hình bánh bò, mép lượn sóng, mặt dưới có nhiều lông màu trắng lục. Cụm hoa chùm mang xim 3 hoa không cuống. Các nhánh hoa có nhiều lông tròn dính vào quần áo. Hoa màu đỏ tía, có 1-2 nhị. Quả hình trụ, phồng ở đầu, có lông dính.

Ra hoa kết quả quanh năm, chủ yếu tháng 4-6.

2.Thông tin mô tả dược liệu

Bộ phận dùng: Rễ và lá - Radix et Folium Boerhaviae Diffusae.

Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi, ở vườn, sân, bờ đường hay bãi cỏ... Thu hái rễ, lá quanh năm, đào rễ (tốt nhất vào mùa thu) và rửa sạch, phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học: Trong rễ có 0,01% một chất alcaloid có hoạt tính là punarnavine; alcaloid tổng số trong rễ là 0,04%; còn có một chất thơm, tinh bột, chất gôm, một chất dầu bay hơi, nitrat kalium.

Tính vị, tác dụng: Rễ có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, làm long đờm, làm tăng lượng nước tiểu, nhưng với liều cao, có thể gây nôn mửa và làm ra nhiều mồ hôi. Nó có tác dụng vào hệ thần kinh như một tác nhân chống co giật. Lá có tác dụng hoạt huyết, giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðược dùng chữa hen suyễn, đau dạ dày, phù thũng, thiếu máu, vàng da, cổ trướng, phù toàn thân, tiểu ít, táo bón thường xuyên, các bệnh về gan và lá lách; còn dùng trị viêm nhiễm bên trong và trị nọc độc rắn. Lá được dùng trị sang độc.

Liều dùng 10-15g, dạng Thu*c sắc hay Thu*c hãm. Có thể tán bột uống. Có thể pha uống như trà (10g trong 1 lít nước sôi) nếu pha rượu thì chỉ dùng liều 2-5g bột rễ trong 1 ngày.

3.Cây Sâm Đất - Boerhavia Diffusa

Sâm đất, Sâm nam, Sâm rừng, Sâm quy bầu - Boerhavia diffusa L. (B. repens L.), thuộc họ Hoa phấn - Nyctaginaceae.

Tên khác:  Sâm nam, Sâm rừng, Sâm quy bầu

Tên khoa học: Boerhavia Diffusa L. (B. repens L.)

Tình trạng khai thác bảo vệ tại An Giang: Khuyến khích gây trồng. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn các tổ Đông Y gây trồng vừa sử dụng vừa để bảo tồn nguồn gen cây Thu*c vùng bảy núi.

Xem  thêm: KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY BOERHAAVIA DIFFUSA LINN. HỌ BÔNG PHẤN (NYCTAGINACEAE).  Của TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-sam-dat-boerhavia-diffusa)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông Y Ngũ gia bì chân chim có vị đắng, chát, hơi thơm, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, làm ra mồ hôi, kháng viêm, tiêu sưng và làm tan máu ứ. Dịch chiết vỏ cây có tác dụng tăng lực, kích thích thần kinh rõ rệt, chống lạnh, hạ đường huyết. Người ta xem Chân chim như vị Thu*c có tác dụng kích thích tiêu hoá, ăn ngon cơm, ngủ ngon, làm Thu*c bổ. Giải độc lá ngón hay say sắn
  • Theo Đông Y Cát sâm vị ngọt, tính bình. Vào hai kinh phế và tỳ. Rễ củ được dùng làm Thu*c có tác dụng thông kinh hoạt lạc, bổ nhuận phế, chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, ho nhiều đờm, nhức đầu, sốt, bí tiểu tiện. Rễ củ chứa bột, có thể chế rượu. Cũng được dùng làm Thu*c bổ mát, chữa nhức đầu, khát nước, bí đái.
  • Theo Đông Y Sa sâm nam không thân, Vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Ở Trung Quốc, cây được dùng trị lao phổi, ho, viêm tuyến sữa, cam tích. Có nơi dùng trị mụn nhọt lở ngứa. Sa sâm nam không thân có tên khoa học: Launaea acaulis là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được (Roxb.) Kerr mô tả khoa học đầu tiên năm 1936.
  • Theo Đông Y Cây có tác dụng lợi sữa, nhuận tràng, lợi tiểu. Lá Sa sâm nam dùng được làm rau ăn, có thể ăn sống như rau xà lách. Cây Sa sâm nam hay Xà lách biển có tên khoa học: Launaea sarmentosa thuộc họ Cúc - Asteraceae.
  • Theo Đông Y Vị nhạt hơi tê, tính ấm, có tác dụng chỉ thống, chỉ huyết, sinh cơ. Nhân dân thường dùng lá làm Thu*c chữa sốt, tiểu tiện khó, mụn nhọt,… Đặc biệt, loại thạch làm từ lá tiết dê được dùng rất phổ biến có công dụng giải khát, hạ nhiệt, dùng thích hợp vào mùa nóng và những trường hợp sốt, tiểu tiện khó, đái rắt, đái buốt.
  • Theo đông y thường dùng Thổ Nhân Sâm chữa: Suy nhược ốm yếu, thể hư ra nhiều mồ hôi, tỳ hư ỉa chảy, ho do phổi ráo, đái dầm, kinh nguyệt không đều, thiếu sữa. Dùng ngoài trị mụn nhọt, giã lá tươi đắp. Thổ nhân sâm, Sâm thổ cao ly, Sâm đất - Talinum patens (Gaertn.) Willd. (T. paniculatum (Jacq.) Gaertn.), thuộc họ Rau sam - Portulacaceae.
  • Dây cát sâm hay sâm nam, sâm trâu, sâm chào mào, sâm cheo mèo, mát to, ngưu dại lực đằng, sâm gạo, lăng yên to (Tên khoa học: Callerya speciosa) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được (Champ.) Schot miêu tả khoa học đầu tiên.
  • Theo Đông Y Rễ có vị đắng, tính lạnh, có độc; có tác dụng trục Thủy tiêu thũng, thông lợi nhị tiện, giải độc tán kết. Trong rễ có steroid saponin, chất này có tác dụng diệt tinh trùng. Thường dùng trị: Thủy thũng, cổ trướng, nhị tiện không thông; Sướt cổ tử cung, bạch đới nhiều; Đinh nhọt và bệnh mủ da. Hiện nay thường dùng dể chữa những trường hợp phù nề, ngực bụng đầy trướng, cổ đau khó thở.
  • Do có nhiều lợi ích cho sức khỏe và có công dụng chữa bệnh nên cây sâm đất được trồng làm cảnh, lấy rau ăn và củ được dùng làm Thuốc bổ thay sâm khi cần thiết.
  • Theo y học cổ truyền, ngũ gia bì có vị đắng, chát, mùi thơm nhẹ, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải biểu. Trong dân gian, ngũ gia bì thường được sử dụng để chữa cảm sốt, họng sưng đau, thấp khớp, đau nhức xương khớp, vết thương sưng đau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY