Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Sa sâm nam không thân - Launaea acaulis

Theo Đông Y Sa sâm nam không thân, Vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Ở Trung Quốc, cây được dùng trị lao phổi, ho, viêm tuyến sữa, cam tích. Có nơi dùng trị mụn nhọt lở ngứa. Sa sâm nam không thân có tên khoa học: Launaea acaulis là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được (Roxb.) Kerr mô tả khoa học đầu tiên năm 1936.

1.Sa sâm nam không thân, Hải cúc không thân, Thuyên quả cúc không thân - Launaea acaulis (Roxb.) Babe. ex Craib, thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Cây Sa Sâm Nam Không Thân - Launaea Acaulis

Sa sâm nam không thân - Launaea acaulis là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được (Roxb.) Kerr mô tả khoa học đầu tiên năm 1936.

Tên Khoa học: Launaea acaulis (Roxb.) Babcock ex Kerr

Tên tiếng Anh:

Tên tiếng Việt: Cúc hoa chụm; Hải cúc không thân; sa sâm nam không thân; thuyên quả cúc không thân

Tên khác: Prenanthes acaulis Roxb.; Youngia acaulis (Roxb.) DC.; Crepis acaulisHook.f.; Crepis tonkinensis Gagnep.;

Mô tả: Cây thảo lưu niên, có rễ trụ to 6-8mm; nhựa mủ trắng. Lá mọc chụm ở đất, phiến thon hẹp, dài 6-12cm; rộng 4-12mm, mép có răng thưa, không lông. Cụm hoa có cuống dài hay hơi ngắn; hoa đầu cao 1,5cm, gồm toàn hoa hình môi màu vàng. Quả bế có mỏ dài, mang lông mào trắng hay hơi hung.

2.Thông tin mô tả Công dụng và tác dụng của Dược Liệu

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Launaeae Acaulis, thường có tên là Hoạt bối thảo hài.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Nam Trung Quốc (Tứ Xuyên, Vân Nam, Quảng Tây) Ấn Độ và Bắc Việt Nam; thường gặp trên các bãi cỏ vùng núi. Thu hái vào mùa hè.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc.

Công dụng: Ở Trung Quốc, cây được dùng trị lao phổi, ho, viêm tuyến sữa, cam tích. Có nơi dùng trị mụn nhọt lở ngứa.

Liều dùng 30-80g, sắc uống. Dùng ngoài giã đắp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-sa-sam-nam-khong-than-launaea-acaulis)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông Y Cây có tác dụng lợi sữa, nhuận tràng, lợi tiểu. Lá Sa sâm nam dùng được làm rau ăn, có thể ăn sống như rau xà lách. Cây Sa sâm nam hay Xà lách biển có tên khoa học: Launaea sarmentosa thuộc họ Cúc - Asteraceae.
  • Theo Đông Y Vị nhạt hơi tê, tính ấm, có tác dụng chỉ thống, chỉ huyết, sinh cơ. Nhân dân thường dùng lá làm Thu*c chữa sốt, tiểu tiện khó, mụn nhọt,… Đặc biệt, loại thạch làm từ lá tiết dê được dùng rất phổ biến có công dụng giải khát, hạ nhiệt, dùng thích hợp vào mùa nóng và những trường hợp sốt, tiểu tiện khó, đái rắt, đái buốt.
  • Nam sa sâm, Sa sâm lá vòng - Adenophora tetraphylla (Thunb.) Fisch (A. verticillata (Pall.) Fisch) thuộc họ Hoa chuông - Campanulaceae. Theo đông y Nam sa sâm thường dùng trị ho ra máu, sốt, khô miệng. Ở Trung Quốc, Nam sa sâm được dùng trị, Viêm khí quản cấp tính và mạn tính, Phế ung khái huyết, Âm hư phát nhiệt, Ho khan, Hầu họng sưng đau.
  • Theo y học cổ truyền Sâm đất được dùng chữa hen suyễn, đau dạ dày, phù thũng, thiếu máu, vàng da, cổ trướng, phù toàn thân, tiểu ít, táo bón thường xuyên, các bệnh về gan và lá lách; còn dùng trị viêm nhiễm bên trong và trị nọc độc rắn. Sâm đất có tên khác: Sâm nam, Sâm rừng, Sâm quy bầu, tên khoa học: Boerhavia Diffusa L. (B. repens L.), Họ: Hoa Phấn (Nyctaginaceae)
  • Dây cát sâm hay sâm nam, sâm trâu, sâm chào mào, sâm cheo mèo, mát to, ngưu dại lực đằng, sâm gạo, lăng yên to (Tên khoa học: Callerya speciosa) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được (Champ.) Schot miêu tả khoa học đầu tiên.
  • Rất nhiều loại củ sâm có hình dáng hao hao giống hình người, đặc biệt là Nhân sâm, do đó một số vị Thu*c khác không thuộc chi, họ sâm nhưng có hình dáng củ tương tự cũng thường được gọi là sâm. Thêm vào đó, sâm là một vị Thu*c bổ nên nhiều vị Thu*c khác có tác dụng bồi bổ cơ thể cũng được gọi là sâm hoặc gắn với chữ sâm. Ở Việt Nam có nhiều dược thảo có tên “sâm” được sử dụng từ rất lâu đời, với nhiều công dụng khác nhau.
  • Loài của Xri Lanca, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Bắc Việt Nam. Thường gặp trong các ruộng hoang vùng chợ Cành, tỉnh Ninh Bình
  • Cụm hoa hình tán kép mọc ở ngọn thân, cuống tán màu tím, có lông mịn, mỗi tán có 15, 20 hoa nhỏ màu trắng ngà, Quả bế đôi, hạt hình bán cầu, màu vàng nâu
  • Theo y học cổ truyền, ngũ gia bì có vị đắng, chát, mùi thơm nhẹ, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải biểu. Trong dân gian, ngũ gia bì thường được sử dụng để chữa cảm sốt, họng sưng đau, thấp khớp, đau nhức xương khớp, vết thương sưng đau.
  • Theo y học cổ truyền cơ chế bệnh ung thư phát sinh là do khí trệ, huyết ứ, đàm kết, tà độc, kinh lạc bế tắc, công năng tạng phủ mất điều hòa và khí huyết hư tổn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY