Bài thuốc dân gian hôm nay

Rượu cát sâm a e ơi

Dây cát sâm hay sâm nam, sâm trâu, sâm chào mào, sâm cheo mèo, mát to, ngưu dại lực đằng, sâm gạo, lăng yên to (Tên khoa học: Callerya speciosa) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được (Champ.) Schot miêu tả khoa học đầu tiên.

Thành viên trên Chợ Dược Liệu Việt Nam, facebook "Trà Hoa Vàng"

Tên Khoa học: Callerya speciosa (Champ. ex Benth.) Schot

Tên tiếng Anh:

Tên tiếng Việt: Dây cát sâm; Sâm nam; sâm trâu; sâm chào mào; sâm cheo mèo; mát to; ngưu dại lực đằngSâm gạo, Lăng yên to

Tên khác: Millettia speciosa Champ. ex Benth.;

Đặc điểm nhận dạng: Cây bụi trườn, dài 1,5-3 m, cành non có lông màu nâu; rễ củ nạc, vị ngọt mát. Lá kép lông chim, lẻ, có 7-17 lá chét; lá chét hình thuôn, mũi giáo thuôn, cỡ 3-8 x 1-3 cm, 2 mặt có lông tơ màu trắng. Cụm hoa chùm, mọc ở đầu cành hay nách lá, dài 30 cm, cuống hoa và đài đều có lông nhung màu nâu. Hoa to, mọc đơn độc trên đốt trục cụm hoa. Cánh hoa màu trắng, cánh cờ không có lông, 2 bên gốc có cục chai. Quả đậu, dẹp, dài 15 cm, rộng 1,5 cm, có lông nâu phủ dầy. Hạt 3-6, hình trứng.

Sinh học và sinh thái: Mùa ra hoa tháng 6-8, quả tháng 9-12. Mọc tự nhiên ven rừng, ven đồi, rừng cây bụi.

Cây mọc hoang ở nhiều nơi vùng rừng núi chỗ dãi nắng, trong rừng thưa, dọc suối, trong lùm bụi, ở độ cao 100 - 350m.

Ra hoa tháng 6 - 9, có quả tháng 9 - 12.

Phân bố:

- Trong nước: Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh (Uông Bí), Phú Thọ, Hà Tây, Hải Phòng, Hà Nam (Ninh Thái).

- Thế giới: Trung Quốc.

Giá trị: Rễ củ được dùng làm Thu*c có tác dụng thông kinh hoạt lạc, bổ nhuận phế, chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, ho nhiều đờm, nhức đầu, sốt, bí tiểu tiện.

Rễ củ chứa bột, có thể chế rượu. Cũng được dùng làm Thu*c bổ mát, chữa nhức đầu, khát nước, bí đái.

Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ được dùng làm Thu*c bổ hư nhuận phế, cường cân hoạt lạc dùng trị ho do phế hư, viêm gan, đau lưng chân, sản hậu hư nhược, tứ chi yếu mỏi, các chứng loét và mụn nhọt.

Tình trạng: Khu cư trú bị thu hẹp do rừng thường xuyên bị chặt phá, khai thác nhiều để làm Thu*c có thể dẫn đến cạn kiệt.

Phân hạng: VU A1c,d.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/ruou-cat-sam-a-e-oi)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, dược liệu Sầu đâu cứt chuột Có vị đắng, tính hàn; hơi có độc; có tác dụng sát trùng, chặn lỵ, trừ sốt rét và làm mòn thịt thừa. Thường dùng trị: Lỵ amip; sốt rét; trĩ; trùng roi và giun đũa. Dùng 10-15 hạt. Lấy Long nhãn bao lại, hoặc đặt vào capsule mà nuốt hoặc có thể ép hết dầu, tán bột làm viên, người lớn uống mỗi lần 1g, ngày uống 2-3g.
  • Theo y học cổ truyền, dược liệu Sâm nam Người ta cũng thường dùng như Sâm đất, lấy rễ chữa phù, thiếu máu, ho và làm Thu*c nhuận tràng. Ở đảo Madoura, người ta dùng lá để làm Thu*c đắp trị lở ngứa.
  • Theo y học cổ truyền, cây Dây sâm Vị đắng, tính hàn; có tác dụng giải độc, giảm đau, tán ứ. Lá lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận tràng nhẹ. Nhân dân dùng dây làm vỏ để ăn trầu. Lá thường được vò làm thạch ăn (sương sâm) có tính mát, giúp giải khát, trị đái dắt và táo bón. Rễ thường dùng trị ỉa chảy, trị bệnh về gan, ghẻ cóc và bệnh trĩ....
  • Theo Đông Y Ngũ gia bì chân chim có vị đắng, chát, hơi thơm, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, làm ra mồ hôi, kháng viêm, tiêu sưng và làm tan máu ứ. Dịch chiết vỏ cây có tác dụng tăng lực, kích thích thần kinh rõ rệt, chống lạnh, hạ đường huyết. Người ta xem Chân chim như vị Thu*c có tác dụng kích thích tiêu hoá, ăn ngon cơm, ngủ ngon, làm Thu*c bổ. Giải độc lá ngón hay say sắn
  • Theo Đông Y Cát sâm vị ngọt, tính bình. Vào hai kinh phế và tỳ. Rễ củ được dùng làm Thu*c có tác dụng thông kinh hoạt lạc, bổ nhuận phế, chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, ho nhiều đờm, nhức đầu, sốt, bí tiểu tiện. Rễ củ chứa bột, có thể chế rượu. Cũng được dùng làm Thu*c bổ mát, chữa nhức đầu, khát nước, bí đái.
  • Theo Đông Y Sa sâm nam không thân, Vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Ở Trung Quốc, cây được dùng trị lao phổi, ho, viêm tuyến sữa, cam tích. Có nơi dùng trị mụn nhọt lở ngứa. Sa sâm nam không thân có tên khoa học: Launaea acaulis là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được (Roxb.) Kerr mô tả khoa học đầu tiên năm 1936.
  • Theo Đông Y Cây có tác dụng lợi sữa, nhuận tràng, lợi tiểu. Lá Sa sâm nam dùng được làm rau ăn, có thể ăn sống như rau xà lách. Cây Sa sâm nam hay Xà lách biển có tên khoa học: Launaea sarmentosa thuộc họ Cúc - Asteraceae.
  • Theo Đông Y Vị nhạt hơi tê, tính ấm, có tác dụng chỉ thống, chỉ huyết, sinh cơ. Nhân dân thường dùng lá làm Thu*c chữa sốt, tiểu tiện khó, mụn nhọt,… Đặc biệt, loại thạch làm từ lá tiết dê được dùng rất phổ biến có công dụng giải khát, hạ nhiệt, dùng thích hợp vào mùa nóng và những trường hợp sốt, tiểu tiện khó, đái rắt, đái buốt.
  • Theo y học cổ truyền Sâm đất được dùng chữa hen suyễn, đau dạ dày, phù thũng, thiếu máu, vàng da, cổ trướng, phù toàn thân, tiểu ít, táo bón thường xuyên, các bệnh về gan và lá lách; còn dùng trị viêm nhiễm bên trong và trị nọc độc rắn. Sâm đất có tên khác: Sâm nam, Sâm rừng, Sâm quy bầu, tên khoa học: Boerhavia Diffusa L. (B. repens L.), Họ: Hoa Phấn (Nyctaginaceae)
  • Theo y học cổ truyền, ngũ gia bì có vị đắng, chát, mùi thơm nhẹ, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải biểu. Trong dân gian, ngũ gia bì thường được sử dụng để chữa cảm sốt, họng sưng đau, thấp khớp, đau nhức xương khớp, vết thương sưng đau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY