Sâm Ngọc Linh còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm. Có tên khoa học Panax Vietnamensis Ha et Grushv, thuộc họ Ngũ gia bì. Cây mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc Kon Tum và Quảng Nam, cây mọc dày thành đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên đất nhiều mùn. Sâm Ngọc Linh có tới 52 loại saponin, chính yếu tố này đã đưa sâm Ngọc Linh thành loại sâm có hàm lượng saponin lớn nhất thế giới. Ngoài ra, trong sâm Ngọc Linh có tới 14 axít béo, 17 axít amin và 20 nguyên tố đa vi lượng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy sâm Ngọc Linh với khả năng chống stress, trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống oxy hóa.
Sâm bố chính còn gọi là sâm thổ hào, sâm báo, nhân sâm Phú Yên. Có tên khoa học Hibiscus sagittifoliusKurz var.quinquelobus Gagnep., thuộc họ Bông. Sâm bố chính mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi ở Việt Nam. Miền Bắc có nhiều ở các vùng núi huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hương Sơn (Nghệ An, Hà Tĩnh). Chứa nhiều tinh bột và các chất nhầy.
Sâm bố chính có vị ngọt đắng, tính mát; quy kinh Tỳ, Phế. Công dụng bổ khí, ích huyết, chỉ khát, sinh tân dịch; sao với gạo thì tính ấm, bổ tỳ vị, giúp tiêu hóa, thêm sức mạnh. Thường dùng chữa cơ thể suy nhược, ít ngủ, lao phổi, kém ăn, trẻ em gầy còm chậm lớn, sốt và ho dai dẳng, viêm họng, kinh nguyệt không đều, đau lưng, đau mình, hoa mắt, chóng mặt, khí hư.Thường được dùng với liều 10 - 20g mỗi ngày dưới dạng Thu*c sắc, Thu*c bột, Thu*c viên.
Chủ đề liên quan:
Cát sâm đảng sâm sa sâm Sâm bố chính sâm cau sâm đại hành sâm ngọc linh sâm việt nam