Thanh thất cao, Xú xuân, Càng hom cao - Ailanthus altissima (Mill.) Swingle (A. glandulosa Roxb.), thuộc họ Thanh thất - Simaroubaceae.
Mô tả: Cây gỗ lớn hay trung bình (tới 20m), nhánh to tỏa rất rộng. Lá to, dài đến 50cm, mang 11-25 lá chét xoan nhọn, dài 7-12cm, rộng 2-4cm, có lông mịn, mép gốc lá có 3-4 tuyến to ở răng, gân phụ 7-9 cặp. Chùy hoa dạng tháp to. Hoa nhỏ màu trắng lục; lá đài 5, nhỏ, cánh hoa cao 2,5mm; nhị 10; có đĩa mật; hoa cái có bầu 5 cạnh, 5 đầu nhụy. Quả 1-5, có cánh ở hai đầu, dài 4-6cm.
Bộ phận dùng: Vỏ rễ và vỏ thân - Cortex Radicis et Cortex Ailanthi Altissimae, thường gọi là Xuân bì. Lá cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang trên các núi cao ở miền Bắc nước ta, có nhiều trong các rừng thưa ở độ cao 1500m tại Sapa (Lào Cai).
Thành phần hóa học: Trong vỏ cây có chất nhựa dầu rất nhầy, sắc lên thì quánh gần như thạch. Người ta đã tìm thấy chất đắng ailanthin, amarolide, amarolide-11-acetate, C-(shinjulactone), (-carboline. Gỗ chứa nhựa dầu, tanin, hydrocarbur, saponin, quassin, quercetin và vanillin (0,1-0,15%).
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, chát, tính hàn, mùi hôi. Vỏ có tác dụng thanh thấp nhiệt, táo thấp, sáp trường, chỉ huyết, sát trùng. Lá có độc, súc vật ăn vào có thể bị ch*t. Người tiếp xúc khi chặt cây cũng bị dị ứng viêm tấy, phồng da.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ thường dùng trị ỉa chảy kéo dài, lỵ lâu ngày, đái ra huyết, phụ nữ huyết băng, đới hạ, di tinh, bạch trọc.
1. Chữa đại tiện ra máu lâu ngày. Vỏ cây Thanh thất cao lấy phần trắng 12g, sắc uống, rồi pha thêm tý rượu vào uống.
3. Tẩy sán: Vỏ cây Thanh thất cao khô tán bột uống mỗi ngày 1g liền trong 7 ngày và cuối cùng uống một liều Thu*c xổ.